Nổi BậtĐã có Tập 2 | Sách Kênh tương tác chủ đạo The Master ChannelXem Thêm

Trạng thái lý tưởng của The Master Channel ngành FMCG (nhóm sản phẩm Food & Beverage) (Phần 4)

Trong nhóm sản phẩm FMCG giá trị thấp, việc tạo ra trải nghiệm giải trí qua kênh tương tác chủ đạo đóng vai trò cốt lõi trong chiến lược “top of mind” cho khách hàng.
Biên tập viên
Huong Tran
07 Tháng Năm 2024
PangoCDP • Nền tảng thống nhất dữ liệu khách hàng

Mục lục

Chia sẻ

Tags

Trong nhóm sản phẩm FMCG giá trị thấp, việc tạo ra trải nghiệm giải trí qua kênh tương tác chủ đạo đóng vai trò cốt lõi trong chiến lược “top of mind” cho khách hàng. Việc sử dụng các phương tiện như video, hình ảnh, câu chuyện hay các hoạt động tương tác như game… giúp thương hiệu tạo ra kết nối mạnh mẽ, gây ấn tượng sâu sắc với người tiêu dùng.

Do tính chất phổ biến và sự tương tự của các sản phẩm trong cùng danh mục hàng hóa những sản phẩm FMCG như nước giải khát, bánh kẹo, dầu gội, kem đánh răng, thường không khiến người tiêu dùng phải đắn đo chọn lựa. Họ có thể dễ dàng chọn lựa dựa trên sở thích cá nhân, thói quen mua hàng hoặc ưu tiên tạm thời. 

Ví dụ, nếu loại nước suối họ thường dùng hết hàng, họ có thể dễ dàng chuyển sang thương hiệu khác tương tự.

Cũng chính vì giá trị món hàng thấp và tính thường xuyên sử dụng, nên cảm xúc thường là yếu tố chủ đạo khi họ quyết định mua hàng. Các yếu tố như quảng cáo sáng tạo, bao bì sản phẩm hoặc cảm nhận cá nhân về thương hiệu có thể ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng; khách hàng có thể quyết định dựa trên cảm xúc, sự tiện lợi và sự quen thuộc với thương hiệu.

Những chiến dịch marketing cho nhóm sản phẩm này cũng vì thế mà chú trọng vào việc khơi gợi cảm xúc, từ đó thúc đẩy bán hàng. Có thể kể đến quảng cáo của các thương hiệu thực phẩm hoặc đồ uống như Coca-Cola, Budweiser… Quảng cáo của các thương hiệu này thường tập trung vào các giá trị nhân văn, gia đình, tình bạn, mang lại cảm giác gần gũi và ấm áp nhằm tạo mối liên kết cảm xúc với khách hàng. Các chương trình khuyến mại của họ không chỉ đơn thuần là giảm giá mà còn kèm theo việc tặng quà, giải trí nhằm khơi gợi cảm xúc đối với trải nghiệm mua hàng. Dễ thấy nhất là các doanh nghiệp bia, nước giải khát thường khơi gợi cảm xúc trong lòng người tiêu dùng về sản phẩm bằng các đại nhạc hội rộn ràng, sôi động. Những chương trình này thường tập trung vào việc kích thích cảm xúc, tạo ra trải nghiệm độc đáo và gắn kết với thương hiệu, giúp thúc đẩy sự kết nối cảm xúc của khách hàng với sản phẩm và thương hiệu đó.

Câu chuyện của nhãn hàng nước giải khát C với The Master Channel kênh Zalo tại thị trường Việt Nam

Nếu như tại Trung Quốc, WeChat là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp khi xây dựng kênh tương tác chủ đạo − The Master Channel − thì Zalo chính là lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam. Một công ty nước giải khát C đã thành công khi lựa chọn Zalo để xây dựng The Master Channel tạo nên những “cú hích” lớn trong trải nghiệm khách hàng.

Các doanh nghiệp như C luôn có rất nhiều ý tưởng để tạo hiệu ứng “top of mind” (vị trí số 1 trong tâm trí khách hàng). Nhãn hàng C luôn nỗ lực tạo ra những chiến dịch có nội dung xuất sắc, gắn với phong cách sống của người dùng như âm nhạc, thể thao. Và trong thế giới mà người người nhà nhà đều sử dụng điện thoại di động, game là một loại nội dung được ưa chuộng và dễ dàng tiếp cận người dùng nhờ tính giải trí cao của nó.

Việc đưa các yếu tố trò chơi vào hoạt động marketing (Gamification) sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỉ lệ quan tâm và tương tác của khách hàng trong khoảng thời gian ngắn, đồng thời giữ chân họ lâu hơn, từ đó đẩy mạnh khả năng chuyển đổi và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Các hỗ trợ cụ thể gồm:

  • Tăng khả năng tương tác của khách hàng với thông điệp từ doanh nghiệp. Thiết kế game lồng ghép với thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
  • Dễ dàng thu thập dữ liệu khách hàng. Nhờ sự kích thích và hào hứng của game, dữ liệu của người dùng sẽ được thu thập dễ dàng thông qua quá trình chơi mà không tạo cảm giác “phải cung cấp thông tin” như các hình thức khác.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi khi kết hợp phần thưởng là voucher, phiếu giảm giá, quà tặng, v.v. Hầu hết khách hàng sẽ nâng niu và sử dụng voucher khi họ phải “cạnh tranh” và “chiến thắng” mới có được.

Khi đã nắm bắt được hành vi người dùng qua game hoặc các hoạt động khác, doanh nghiệp cần một nơi hợp nhất dữ liệu để theo dõi xuyên suốt quá trình tương tác của người dùng. Nguồn dữ liệu này sau đó sẽ được phân nhóm tự động dựa trên nhu cầu và hành vi của từng khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các kịch bản tiếp cận và tương tác phù hợp.

Nhãn hàng C đã triển khai chiến dịch truyền thông trên các kênh social media với điểm nhấn là game tương tác hai chiều cực kỳ thú vị trên Zalo Mini App. Người dùng chỉ cần quét mã hoặc truy cập đường link sẽ đến thẳng giao diện chơi game mà không cần tải App game hay đăng nhập để ghi nhận phần thưởng. Chỉ cần đồng ý chia sẻ thông tin, bật mic và camera, thế là “a lê hấp” nhập hội chơi game dễ dàng, cười vang sảng khoái.

Bên cạnh yếu tố gameplay thú vị, nhãn hàng C cũng có chuỗi bài truyền thông đầy màu sắc trên các kênh social với nội dung hấp dẫn nhằm mang C phủ sóng rộng rãi hơn.

Những thông tin 360 độ của khách hàng sẽ được The Master Channel có sự hỗ trợ của nền tảng dữ liệu khách hàng CDP ghi nhận và tổng hợp theo thời gian thực, bao gồm cả những hành vi diễn ra trong game. Các dữ liệu này chính là tiền đề để đội ngũ marketing có thể tiến hành phân nhóm theo các tiêu chí độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi chơi game, địa chỉ… giúp tái tiếp cận cá nhân hóa thông qua tin nhắn Zalo OA với chi phí tối ưu hơn rất nhiều. Bước đột phá của chiến dịch này là chủ động sở hữu dữ liệu khách hàng phục vụ cho mục tiêu dài hạn về chăm sóc, bán hàng và tích hợp với các nền tảng quảng cáo để chạy chiến dịch retargeting (quảng cáo bám đuổi) một cách bài bản, tối ưu chi phí.

Sau khi chơi game xong, tùy vào mức điểm đạt được, khách hàng sẽ nhận quà tặng tương ứng và có thể đổi ngay tại cửa hàng tiện lợi. Chương trình này giúp sản phẩm của C ngày càng phổ biến trên thị trường, in sâu trong cuộc sống của người tiêu dùng.

Tại sao lại là game và nên là game trong cuộc chiến thu hút sự chú ý của khách hàng? Chúng ta thấy rằng, với chiến dịch này của C, game không dừng lại ở game, mà còn là sự kết hợp khôn khéo giữa yếu tố giải trí, nhận diện thương hiệu, và phần thưởng.

Trong nhóm sản phẩm FMCG giá trị thấp, việc tạo ra trải nghiệm giải trí qua kênh tương tác chủ đạo đóng vai trò cốt lõi trong chiến lược “top of mind” cho khách hàng. Việc sử dụng các phương tiện như video, hình ảnh, câu chuyện hay các hoạt động tương tác như game… giúp thương hiệu tạo ra kết nối mạnh mẽ, gây ấn tượng sâu sắc với người tiêu dùng.

Bằng cách tập trung cung cấp trải nghiệm giải trí, các chiến dịch quảng cáo và marketing có thể thu hút sự chú ý, kích thích cảm xúc và gây ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí của khách hàng giúp thương hiệu nổi bật và trở thành chọn lựa của người tiêu dùng tại bước mua hàng.


Có thể nói, The Master Channel lý tưởng của nhóm sản phẩm FMCG giá trị thấp chính là “The Entertainment Channel”. Khi tiếp xúc với thương hiệu qua The Master Channel, khách hàng sẽ nhớ đến một nơi luôn có những chương trình chơi game trúng thưởng, săn vé xem ca nhạc, thể thao, kết nối với bạn bè.


Nội dung thuộc tập 2 của sách Kênh tương tác chủ đạo – The Master Channel

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, marketer, bộ phận chuyển đổi số hay dịch vụ hậu mãi, bộ sách này sẽ cung cấp các góc nhìn khác biệt và khả năng áp dụng cao cho các ngành FMCG (tiêu dùng nhanh), bán lẻ chuỗi, F&B, dịch vụ, sản xuất và phân phối.

Bộ sách hiện đã có mặt tại nhà sách Fahasa, Phương Nam, Hải An, Cá Chép, Minh Khai, gian hàng sách 24h và sàn thương mại điện tử Tiki, Shopee, Tiktok Shop hoặc bạn cũng có thể đặt mua sách nhanh chóng tại đây!

PangoCDP • Build and Warm the Master Channel

Đọc thêm:

Huong Tran

Bài Viết Liên Quan

16 Th8 2024
Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp chuỗi F&B/bán lẻ gia tăng trải nghiệm khách hàng, The Master Channel team đưa ra chương trình “Mini App 0 đồng".
Thanh Tran
16 Th8 2024
Để hỗ trợ các nhãn hàng triển khai thử nghiệm, The Master Channel team sẽ tài trợ cho 10 brand FMCG ngành Food, Beverage tăng trưởng 10 ngàn follower với chi phí 0 đồng.
Thanh Tran
05 Th8 2024
Co-branding với The Master Channel mở ra cơ hội giúp chuỗi F&B/Bán lẻ dễ dàng tiếp cận, tối ưu trải nghiệm và “sở hữu” khách hàng một cách nhanh chóng.
PangoCDP
24 Th7 2024
Vì chi phí để thu hút khách hàng mới cao gấp 5 lần so với giữ chân khách hàng hiện tại, nên tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng để cải thiện lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.
PangoCDP
24 Th7 2024
Bằng cách áp dụng phân khúc khách hàng và thông tin chi tiết về khách hàng, bạn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh mới, xác định cơ hội gia tăng lợi nhuận và cải thiện marketing perfomance trên tất cả các kênh và điểm chạm (touchpoint) với khách hàng.
PangoCDP
05 Th8 2024
Highlands Coffee muốn thông qua chiến dịch “Chill hè  - 100% Thắng Maldives May Mắn Nhiều Tuần” thu hút dữ liệu khách hàng đổ về một nơi. Mục tiêu là xây dựng một cơ sở người theo dõi đáng kể trên Zalo, cho phép Highlands Coffee chuyển từ SMS sang một nền tảng tương tác, giúp tiết kiệm chi phí, hiệu quả và dễ dàng đo lường hơn.
PangoCDP