Nổi BậtĐã có Tập 2 | Sách Kênh tương tác chủ đạo The Master ChannelXem Thêm

Tại sao dữ liệu doanh nghiệp cần được làm mới?

Nhiều doanh nghiệp vô cùng tự hào khi có được khoảng 1-3 triệu dữ liệu. Tuy nhiên, tính “tươi mới” của những dữ liệu này không được xác thực. Họ quên mất rằng, dữ liệu còn tương tác được với thương hiệu hay không mới là yếu tố sống còn.
Biên tập viên
PangoCDP
14 Tháng Mười Hai 2023
PangoCDP • Nền tảng thống nhất dữ liệu khách hàng

Mục lục

Chia sẻ

Tags

Nhiều doanh nghiệp vô cùng tự hào khi có được khoảng 1-3 triệu dữ liệu. Tuy nhiên, tính “tươi mới” của những dữ liệu này không được xác thực. Họ quên mất rằng, dữ liệu còn tương tác được với thương hiệu hay không mới là yếu tố sống còn.

Refresh Data (làm mới dữ liệu)

Trải qua quá trình thu thập dữ liệu từ cả kênh online lẫn offline, cả Outlet lẫn các hoạt động Activation, Gamification… doanh nghiệp đã sở hữu được nguồn dữ liệu khách hàng đồ sộ.

“Refresh data” hay “làm mới dữ liệu” là thuật ngữ chuyên môn chỉ việc cập nhật hoặc làm mới các thông tin, dữ liệu để đảm bảo được tính chính xác và trạng thái hiện tại của dữ liệu để có kế hoạch tận dụng một cách hợp lí và tối ưu. 

Thay vì chi tiền cho một tệp dữ liệu khách hàng cực kỳ rộng lớn thì bằng những hoạt động refresh, chúng ta có thể lọc lại kho dữ liệu đang có để tái tiếp cận đúng nhóm khách hàng mục tiêu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thực hiện hoạt động refresh hiệu quả?

Khi thực hiện việc xây dựng hệ thống dữ liệu cho doanh nghiệp, thường chỉ khoảng 10% đến 15% trên tổng dữ liệu mà doanh nghiệp đang sở hữu là còn có thể tái sử dụng. Đây là hiện trạng chung có thể hiểu được vì gần như nhãn hàng nào cũng có một lượng lớn dữ liệu thu thập bằng cách ghi chép tay và hoàn toàn chưa được xác thực.

Để giải quyết bài toán giữ cho dữ liệu luôn tươi mới, doanh nghiệp thường tiến hành xác minh lại dữ liệu khách hàng, có nhiều cách để thực hiện bước này, chẳng hạn như gửi tin nhắn kèm đường dẫn (link) để người dùng truy cập, thiết lập cuộc gọi tự động để xác minh. Cách phổ biến nhất ở các doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành bán lẻ và dịch vụ chính là để đội bán hàng qua điện thoại (Telesales) gọi điện theo danh sách số điện thoại có sẵn. Khách hàng bắt máy sẽ được đánh giá là “qua vòng xác minh”. Tuy nhiên, rõ ràng bộ tiêu chí xác minh tính chính xác của dữ liệu này khá lỏng lẻo. 

Trước hết, doanh nghiệp cần có một chiến lược hợp lý bắt đầu ngay từ việc khai thác dữ liệu: Chúng ta lấy thông tin gì? Thông tin đó phục vụ mục đích nào của doanh nghiệp? Lấy bằng cách nào để khách hàng không cảm thấy họ phải cho đi quá nhiều? Sâu hơn nữa, doanh nghiệp cần biết và nhắm tới những trường dữ liệu cần thiết để không lãng phí nguồn lực và ngân sách. Vì một doanh nghiệp có thể có rất nhiều khách hàng đa dạng độ tuổi, ngành nghề, từ học sinh, sinh viên, phụ nữ mang thai, đến những người lớn tuổi. 

Doanh nghiệp cần biết rõ nhóm khách hàng ưu tiên để đầu tư xứng đáng. Một hệ thống dữ liệu như CDP sẽ là nền tảng cơ sở vững chắc giúp doanh nghiệp quyết định đúng đắn nhờ việc phân khúc khách hàng tự động.

Sử dụng dữ liệu “tươi ngon” sau quá trình “làm mới”như thế nào để đạt hiệu quả tối đa?

Trước khi sử dụng dữ liệu, điều quan trọng là phải có mục tiêu và chiến lược cụ thể cho việc sử dụng chúng như thế nào. Và cách tận dụng dữ liệu để mang lại kết quả tốt cho doanh nghiệp, xứng đáng với công sức bỏ ra để có được là tương tác liên tục với khách hàng trên The Master Channel.

The Master Channel bao gồm việc tạo ra những trải nghiệm hữu ích cho khách hàng. 

Nhãn hàng có thể gửi thông điệp cá nhân hóa qua OA hoặc tạo hoạt động với nhãn hàng qua Mini App như đặt hàng, tham gia khảo sát, chơi game nhận voucher, phát mẫu thử, tìm kiếm cửa hàng gần nhất để nhận mẫu thử, tích điểm trên App khách hàng thân thiết nhận ưu đãi khi mua hàng… Tất cả chỉ trên một kênh chủ đạo duy nhất The Master Channel, ở đây là Super App.

Điều quan trọng là The Master Channel sẽ giúp bạn không bỏ sót bất kỳ dữ liệu quan trọng nào của khách hàng. Đồng thời cũng giúp cho dữ liệu thu thập được không trở nên nguội lạnh, mất dần giá trị. Tất cả đều phục vụ cho một mục đích là giúp nhãn hàng gắn bó hơn với khách hàng và tạo ra cơ hội bán hàng thông qua những hoạt động trải nghiệm.

Khi tiếp cận khách hàng, chúng ta chỉ đơn giản “biết” họ qua số điện thoại. Nhưng khi có The Master Channel, sự tương tác diễn ra liên tục, chúng ta có thể biết và hiểu khách hàng nhiều hơn, từ mong muốn, sở thích cho đến thói quen, hành vi mua sắm, để tối ưu hoạt động đáp ứng đúng mong muốn của họ.

Với nỗ lực có được dữ liệu người tiêu dùng từ tất cả các kênh, hệ thống hóa dữ liệu bằng CDP, doanh nghiệp sẽ chọn lọc được những khách hàng tiềm năng. Việc duy trì tương tác với những khách hàng này qua The Master Channel là vô cùng quan trọng và cần thiết, để mọi nỗ lực thu thập dữ liệu người dùng của doanh nghiệp từ đầu đến cuối không trở nên lãng phí.

Đọc thêm:


Không chỉ các chiến lược khai thác dữ liệu, các cách triển khai chi tiết chiến dịch marketing cho doanh nghiệp dựa trên định hướng dữ liệu và rất nhiều kiến thức mới xoay quanh The Master Channel sẽ được trình bày chi tiết trong cuốn sách Kênh tương tác chủ đạo The Master Channel – Tập 1.

6 chương sách lần lượt dẫn độc giả dõi bước theo cuộc hành trình phát triển đầy ấn tượng của các phương thức tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

Từ những hình thức sơ khai nhất đến tương tác đa chiều trong kỷ nguyên smartphone, cuốn sách sẽ mang đến câu chuyện thành công điển hình cũng các thương hiệu hàng đầu thế giới trong việc thúc đẩy doanh thu nhờ gia tăng trải nghiệm khách hàng, từ đó lý giải sự thành công của concept The Master Channel khi được ứng dụng ở hai doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam là Nutifood và CellphoneS.

Cuốn sách hiện đã có mặt tại nhà sách Fahasa, Phương Nam, Hải An, Cá Chép, Minh Khai, gian hàng sách 24h và sàn thương mại điện tử Tiki, Shopee, Tiktok Shop hoặc bạn cũng có thể đặt mua sách nhanh chóng tại đây: https://i.o2o.vn/H767

PangoCDP

Khám phá các giá trị của PangoCDP và cách chúng tôi giúp các Marketer đạt được thành công và gia tăng sự yêu thích thương hiệu bằng việc cá nhân hóa những trải nghiệm khách hàng.

Bài Viết Liên Quan

24 Th7 2024
Retail media tạo ra một hệ sinh thái hợp tác, nơi các thương hiệu và nhà bán lẻ tận dụng lợi thế của nhau để đạt được mục tiêu tối đa hóa doanh số bán hàng. 
PangoCDP
24 Th7 2024
Vì chi phí để thu hút khách hàng mới cao gấp 5 lần so với giữ chân khách hàng hiện tại, nên tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng để cải thiện lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.
Loc Pham
24 Th7 2024
Bằng cách áp dụng phân khúc khách hàng và thông tin chi tiết về khách hàng, bạn có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh mới, xác định cơ hội gia tăng lợi nhuận và cải thiện marketing perfomance trên tất cả các kênh và điểm chạm (touchpoint) với khách hàng.
Loc Pham
09 Th7 2024
Highlands Coffee muốn thông qua chiến dịch “Chill hè  - 100% Thắng Maldives May Mắn Nhiều Tuần” thu hút dữ liệu khách hàng đổ về một nơi. Mục tiêu là xây dựng một cơ sở người theo dõi đáng kể trên Zalo, cho phép Highlands Coffee chuyển từ SMS sang một nền tảng tương tác, giúp tiết kiệm chi phí, hiệu quả và dễ dàng đo lường hơn.
PangoCDP
20 Th6 2024
Game hóa các hoạt động trả thưởng trên The Master Channel có khả năng giải quyết một phần các vấn đề mà chương trình trả thưởng bình thường đang gặp phải.
PangoCDP
20 Th6 2024
On-trade kết hợp trải nghiệm khách hàng và game chính là công thức thành công cho chiến lược trade marketing ngành bia
PangoCDP