Sự ra đời của Food Delivery App đã kiến tạo xu hướng ngành F&B trong suốt một thập kỷ qua. Không thể phủ nhận lợi ích to lớn của các app này đến doanh số của các chuỗi F&B, thế nhưng sự kết hợp này cũng tiềm ẩn nhiều mối đe dọa mà gần đây doanh nghiệp F&B đã nhận ra và đang nỗ lực tìm giải pháp.
Cán cân lợi ích liệu có cân bằng?
Khi nhìn vào bức tranh tổng quan mối quan hệ giữa doanh nghiệp F&B và Food Delivery App hiện nay, chúng ta rõ ràng thấy được sự bất lợi nghiêng về phía doanh nghiệp.
Các ứng dụng giao đồ ăn thường thu phí gia nhập, phí hoa hồng từ doanh nghiệp F&B dựa trên mỗi đơn hàng, chưa kể còn thêm các chi phí tài trợ, khuyến mại theo chương trình của App. Bình quân với mỗi đơn hàng bán ra từ Food Delivery App, doanh nghiệp tiêu tốn từ 30-40% chi phí.
Một bất lợi khác chính là doanh nghiệp không thể quản lý trải nghiệm khách hàng của mình trên các ứng dụng giao đồ ăn vì sự phụ thuộc về mặt dữ liệu và giao diện/ tính năng của nền tảng. Trong ứng dụng giao đồ ăn, doanh nghiệp F&B cạnh tranh trực tiếp với đối thủ trên cùng một nền tảng, sân chơi là của Food Delivery App họ có thể quảng cáo thương hiệu đối thủ đến khách hàng của bạn, cho banner của thương hiệu đối thủ xuất hiện ở vị trí “ưu ái” hơn.
Sự cạnh tranh trên Food Delivery App cũng có thể quy về thành cuộc cạnh tranh về giá, bên nào giảm giá nhiều hơn, khả năng được khách hàng chọn lựa cao hơn. Quá trình “cắt máu” để cạnh tranh bằng khuyến mại vô hình chung sẽ giảm đi giá trị thương hiệu trên thị trường.
Chứng kiến cán cân lợi ích không nghiêng về phía mình, rất nhiều chuỗi F&B nỗ lực tìm kiếm lối đi riêng nhằm cân bằng quyền lợi.
Doanh nghiệp F&B “tự lo” gì để “tự do”?
Một ứng dụng của riêng doanh nghiệp có thể cung cấp các mã giảm giá, tạo ra tương tác 2 chiều bằng các trải nghiệm thú vị để từ đó chăm sóc và giữ chân khách hàng hiệu quả luôn là nước đi mà các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi F&B nghĩ đến đầu tiên. Nếu như nhiều năm trước việc xây dựng một app như vậy (Stand alone app) gặp nhiều khó khăn về mặt chi phí IT, vận hành, cập nhật và cũng thất bại vì chưa tối ưu được trải nghiệm khách hàng ở ngay bước tải app, thì hiện nay doanh nghiệp có thể dễ dàng sở hữu nó.
Pango Team khởi xướng khái niệm “The Master Channel” tận dụng sức mạnh của các ứng dụng có chứa hệ sinh thái Mini App như Zalo, MoMo. Doanh nghiệp khi đầu tư vào The Master Channel tức là tập trung nguồn lực cho một kênh chính để tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng với chi phí thấp hơn. Những kênh còn lại sẽ điều hướng khách hàng về “The Master Channel”.
Đọc thêm: Highlands Coffee x PangoCDP: Chiến dịch Voucher Drop trên The Master Channel
Những Mini App này nằm ngay trên The Master Channel kênh Zalo, MoMo… doanh nghiệp hoàn toàn chủ động cung cấp các trải nghiệm thú vị và sở hữu dữ liệu của khách hàng thông qua các hoạt động tương tác trên nền tảng.
Pango Gift – “ngựa chiến” mà chuỗi F&B nào cũng cần có
Doanh nghiệp dễ dàng tạo ra các trải nghiệm phong phú cho khách hàng như game, khảo sát,… để khuyến khích tương tác hoặc gửi tặng voucher trực tiếp qua tin nhắn cá nhân hóa trên The Master Channel.
Với Mini App Pango Gift, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đổi tên thành “Highlands Gift” hay “KFC Gift”, tất cả các giao diện của app đều không cần code lại mà có thể cấu hình trong vài giờ thiết kế.
Tất cả các quà tặng từ thương hiệu thu thập được sẽ được lưu vào ví quà tặng giúp khách hàng dễ dàng theo dõi và sử dụng trên nhiều ứng dụng khác nhau.
Nếu chỉ là các Mini App thì chưa thể nói hết được khả năng và sức mạnh của khái niệm “The Master Channel”
Nền tảng dữ liệu khách hàng PangoCDP chính là “động cơ” cho tất cả các Mini App, hỗ trợ các kịch bản tự động như gửi tin nhắn nhắc khách hàng sử dụng voucher, thông báo ưu đãi phù hợp. Điều này giúp thương hiệu tăng tỷ lệ sử dụng tức là tăng đáng kể doanh số bán hàng trực tiếp. Chương trình của doanh nghiệp có thể được lan tỏa vì Khách hàng cũng dễ dàng chia sẻ “quà” của mình cho bạn bè ngay trên ứng dụng Zalo, Momo.
Với nền tảng PangoCDP “hậu thuẫn” bên dưới, dữ liệu từ bước tương tác, nhận voucher đến lúc redeem sẽ được tập hợp đầy đủ. Doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi hành trình khách hàng để chủ động tinh chỉnh và tối ưu trải nghiệm khách hàng cũng như có các chiến lược tiếp cận và chăm sóc sau này.
Không chỉ giúp doanh nghiệp “phòng thủ” trước sự lấn át của Food delivery app, The Master Channel còn giúp doanh nghiệp “phản công”.
1 thẻ quà tặng nhỏ xinh nằm bên trong túi trà sữa, khách hàng quét mã QR sẽ nhận được voucher trong “ví quà”, áp dụng khi khách hàng đến mua trực tiếp. Ngay khi khách hàng quét mã QR và đồng ý với các điều khoản về dữ liệu, doanh nghiệp sẽ follow được hành trình khách hàng từ online đến offline.
Food delivery app vẫn là kênh doanh số không thể bỏ qua của doanh nghiệp F&B. Nhưng sự hạn chế sự phụ thuộc vào các app này rõ ràng là cần thiết. The Master Channel và PangoCDP mang đến khả năng sở hữu dữ liệu, chủ động tương tác trực tiếp với khách hàng và là chìa khóa để doanh nghiệp F&B “tự quyết” số phận của mình trước sự bành trướng của các ứng dụng Food Delivery.
Đọc thêm:
- Voucher drop – Chiến lược nào để doanh số bán lẻ “reach the top”?
- Voucher Drop 2.0 – Chỉ Voucher Thôi Là Chưa Đủ!
- The Master Channel là gì? Mô hình “giữ nhiệt” kênh tương tác cho doanh nghiệp
Không chỉ các chiến lược khai thác dữ liệu, các triển khai chi tiết chiến dịch marketing cho doanh nghiệp dựa trên định hướng dữ liệu và rất nhiều kiến thức mới xoay quanh The Master Channel sẽ được trình bày chi tiết trong cuốn sách Kênh tương tác chủ đạo The Master Channel – Tập 1.
6 chương sách lần lượt dẫn độc giả dõi bước theo cuộc hành trình phát triển đầy ấn tượng của các phương thức tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Từ những hình thức sơ khai nhất đến tương tác đa chiều trong kỷ nguyên smartphone, cuốn sách sẽ mang đến câu chuyện thành công điển hình cùng các thương hiệu hàng đầu thế giới trong việc thúc đẩy doanh thu nhờ gia tăng trải nghiệm khách hàng, từ đó lí giải sự thành công của concept The Master Channel khi được ứng dụng ở hai doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam là Nutifood và CellphoneS.
Cuốn sách hiện đã có mặt tại nhà sách Fahasa, Phương Nam, Hải An, Cá Chép, gian hàng sách 24h và sàn thương mại điện tử Tiki, Shopee, Tiktok Shop hoặc bạn cũng có thể đặt mua sách nhanh chóng tại đây: https://i.o2o.vn/H767