Nổi BậtĐã có Tập 2 | Sách Kênh tương tác chủ đạo The Master ChannelXem Thêm

Sampling Marketing – Chiến Lược Tiếp Thị Đưa Sản Phẩm Đến Gần Khách Hàng

Được biết đến là một chiến lược marketing “có tuổi”, sampling marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng bằng cách cho họ trải nghiệm sản phẩm miễn phí thay vì quảng bá bằng lời nói.
Biên tập viên
Trang Trinh
07 Tháng Năm 2024
PangoCDP • Nền tảng thống nhất dữ liệu khách hàng

Mục lục

Chia sẻ

Tags

Được biết đến là một chiến lược marketing “có tuổi”, sampling marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận và thu hút khách hàng bằng cách cho họ trải nghiệm sản phẩm miễn phí thay vì quảng bá bằng lời nói. Ngày nay, sampling marketing đã “biến hóa” đa dạng với nhiều hình thức từ offline đến online, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tương tác liền mạch và hấp dẫn. Cùng khám phá chi tiết về chiến lược marketing độc đáo này ngay dưới đây!

1. Sampling Marketing là gì?

Sampling marketing là một chiến lược tiếp thị trong đó doanh nghiệp cung cấp sản phẩm mẫu miễn phí cho người tiêu dùng tiềm năng để họ có thể trải nghiệm trước khi quyết định mua hàng. Mục tiêu của phương pháp này là tạo ra nhận thức về sản phẩm, khuyến khích người dùng thử và gia tăng cơ hội chuyển đổi thành khách hàng thực sự.

Lợi ích của Sampling Marketing:

Tăng nhận thức về sản phẩm

Bằng cách cung cấp sản phẩm mẫu miễn phí, thương hiệu có thể thu hút sự chú ý và tạo dấu ấn sâu sắc với người tiêu dùng mà không cần dựa quá nhiều vào các phương tiện quảng cáo truyền thống.

Thúc đẩy niềm tin từ khách hàng thông qua trải nghiệm thực tế

Một trong những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy niềm tin từ khách hàng là việc họ có cơ hội trải nghiệm sản phẩm trước khi quyết định mua, giải quyết được mối lo ngại của khách hàng về chất lượng, tính năng, và sự phù hợp của sản phẩm.

Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

(Nguồn: Freepik)

Sampling marketing không chỉ dừng lại ở việc phát sản phẩm mẫu mà còn tạo cơ hội để doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Một chiến dịch sampling hiệu quả sẽ bao gồm các yếu tố hỗ trợ sau khi khách hàng thử sản phẩm, giúp duy trì sự quan tâm và gắn kết của họ với thương hiệu, từ đó thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm.

2. Sampling Marketing có thực sự mang lại hiệu quả?

Không chỉ là một chiến lược tiếp thị truyền thống, chiến dịch phát sample mà còn được chứng minh hiệu quả dựa trên nền tảng của tâm lý học và kinh tế học hành vi. Cốt lõi của chiến lược này nằm ở việc cung cấp cho khách hàng một cái nhìn thoáng qua về sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó giúp họ nhận thấy lợi ích trước khi quyết định mua

1. Hiệu ứng tương hỗ (Reciprocity)

Dựa vào kinh tế học hành vi “ai đó làm điều gì đó cho bạn, bạn sẽ cảm thấy có nghĩa vụ đáp lại một cách mạnh mẽ hơn”, theo Dan Ariely, chuyên gia hàng đầu về kinh tế học hành vi tại Đại học Duke.

Khi nhận được các sản phẩm mẫu miễn phí từ doanh nghiệp, điều này khơi dậy một cảm giác “nợ ơn” từ phía người nhận. 

 Khách hàng cảm thấy có trách nhiệm phải đáp lại bằng cách mua sản phẩm hoặc dịch vụ, đặc biệt khi họ đã có mối quan hệ ban đầu với thương hiệu. Điều này giúp tăng cường khả năng chuyển đổi và gia tăng số lượng giao dịch, tạo tiền đề cho mối quan hệ lâu dài.

2. Xây dựng lòng trung thành khách hàng (Customer Loyalty)

Sampling marketing tạo ra một cơ hội để doanh nghiệp thiết lập kết nối ban đầu với khách hàng. Thông qua việc trải nghiệm sản phẩm mà không phải chi trả trước, vô hình trung tạo dựng ấn tượng tốt trong tâm trí người dùng, là động lực để họ “chốt đơn”, do đã cảm nhận được lợi ích và sự quan tâm từ thương hiệu ngay từ đầu.

Việc tạo ra trải nghiệm tích cực và miễn phí ban đầu không chỉ thúc đẩy lòng trung thành mà còn giúp doanh nghiệp thu hút được một lượng khách hàng lớn hơn thông qua các hoạt động truyền miệng (WOM) hoặc chia sẻ trải nghiệm trên các nền tảng mạng xã hội. Lòng trung thành từ khách hàng giúp tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, đặc biệt trong các thị trường B2B, nơi mà doanh nghiệp có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 70% khi khách hàng trung thành giới thiệu dịch vụ tới người khác. 

3. Nguyên lý tránh mất mát (Loss Aversion)

(Nguồn: Freepik)

Có một sự thật thú vị trong tâm lý học: Con người có xu hướng sợ mất mát nhiều hơn là cảm giác thỏa mãn khi đạt được điều gì đó.

Tận dụng nguyên lý này, các chiến lược marketing thường sử dụng “cảm giác sở hữu” để tăng sự gắn kết của khách hàng với sản phẩm. Ví dụ, các chiến dịch cung cấp các sản phẩm dùng thử miễn phí , vì khi khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm, họ sẽ thấy như mình đã sở hữu nó và sẽ cảm thấy tiếc nếu không tiếp tục sử dụng. Điều này khiến họ có xu hướng mua hàng để duy trì sản phẩm, từ đó làm tăng tỷ lệ chuyển đổi và tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

3. Sampling Marketing có thể ứng dụng cho hoạt động nào của doanh nghiệp?

1. Ra mắt sản phẩm mới

Bên cạnh lợi ích về tạo dựng lòng tin khi khách hàng chính là được dùng thử sản phẩm mới trước khi mua, đây còn là cách thúc đẩy các đánh giá và nhận xét thực tế từ khách hàng đã trải nghiệm. Những nội dung này có sức thuyết phục mạnh mẽ và tạo niềm tin cho các khách hàng tiềm năng khác, có tới 89% người mua sắm kiểm tra đánh giá trước khi quyết định mua hàng*. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận các khách hàng mới mà không cần chi quá nhiều cho quảng cáo truyền thống.

*Theo nghiên cứu của tổ chức BrightLocal

2. Khảo sát và nghiên cứu thị trường

Hoạt động phát mẫu thử giúp doanh nghiệp thu thập phản hồi thực tế từ khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ. Thông qua các chiến dịch dùng thử, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ yêu thích của người tiêu dùng, phát hiện các điểm cần cải thiện, và điều chỉnh sản phẩm phù hợp hơn với thị trường mục tiêu. Điều này rất hữu ích cho những doanh nghiệp muốn thử nghiệm phản hồi với sản phẩm trước khi phát triển hoặc tung ra phiên bản hoàn chỉnh.

(Nguồn: Freepik)

3. Mở rộng thị phần và xâm nhập thị trường mới

Đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng hoặc tiến vào thị trường mới, chiến dịch phát sample  là một cách tiếp cận tự nhiên để giới thiệu sản phẩm cho một nhóm khách hàng hoàn toàn mới. Các mẫu dùng thử sẽ tạo cơ hội cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm mà không phải cam kết mua hàng ngay, từ đó giúp thương hiệu dễ dàng tạo dấu ấn và gia tăng sự hiện diện tại thị trường mới.

4. Tăng tương tác trên mạng xã hội

Việc sử dụng sampling marketing kết hợp với các chiến dịch mạng xã hội khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ trực tuyến. Nhờ đó, doanh nghiệp không chỉ thu hút thêm sự chú ý từ các kênh mạng xã hội mà còn tạo ra nhiều nội dung do người dùng tạo (UGC), giúp tăng tính tương tác và sức lan tỏa của thương hiệu.

5. Khuyến khích mua lặp lại

Sampling marketing có thể được áp dụng với các sản phẩm có khả năng mua lặp lại trong thời gian ngắn, như hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Khi khách hàng đã quen và hài lòng với sản phẩm qua các mẫu thử, họ sẽ có xu hướng mua sản phẩm đó thường xuyên hơn, giúp thương hiệu tăng doanh số từ khách hàng hiện tại.

4. Thực tế cách triển khai Sampling Marketing:

Phát sample truyền thống

(Nguồn: Internet)

Hình ảnh những bạn PG đứng tại các booth mời gọi dùng mẫu thử lúc đi siêu thị là cách phát sampling “đời đầu” của các doanh nghiệp FMCG. Đây là một chiến lược marketing phổ biến nhằm giới thiệu sản phẩm mới và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, phương thức này cũng gặp phải nhiều bất cập trong quá trình thực hiện, đặc biệt liên quan đến việc quản lý dữ liệu đầu vào.

  • Chi phí vận hành cao: Các doanh nghiệp phải chi trả cho việc thuê PG đến các chi phí thuê không gian trong siêu thị, thiết kế quầy trưng bày, vận chuyển sản phẩm đến địa điểm phát mẫu thử …
  • Báo cáo ảo: đội ngũ PG trước áp lực KPI có thể nhập khống dữ liệu hoặc các bên muốn thu thập sản phẩm mẫu để sử dụng/bán lại sẽ tìm cách gian lận thông tin. Điều này dẫn đến hai vấn đề lớn, một là sự lãng phí ngân sách, hai là sự hỗn loạn dữ liệu đầu vào ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyết định về khai thác, xử lý dữ liệu trong tương lai. 

Phát sample với The Master Channel

Giải pháp đã áp dụng cho hơn 100 chiến dịch với hơn 3 triệu sample trong 2024 cho các Brand hàng đầu như Nutifoods, Abbott, Enfa …

Việc phát sampling trên The Master Channel có thể giải quyết những lo ngại về chất lượng dữ liệu cùng những vấn đề khác của các hình thức trước đây. Bên cạnh đó, giải pháp cũng giúp gắn kết khách hàng với thương hiệu. Điều này góp phần giảm dropout rate, tăng doanh thu và xây dựng nhóm khách hàng trung thành.

Cách triển khai: 

Phát sản phẩm thử qua kênh online

Sampling marketing qua kênh online đang trở thành một phương pháp ngày càng phổ biến, đặc biệt trong bối cảnh số hóa và xu hướng mua sắm trực tuyến. So với phương thức phát mẫu truyền thống, phương pháp này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn mở rộng khả năng tiếp cận đến đông đảo khách hàng tiềm năng.

Tìm hiểu thêm về 5 cách phát sample trên kênh online: https://pangocdp.com/vi/blog/5-cach-phat-sample-tren-kenh-online-moi-nhat-2025/

Sự kiện kết hợp với các thương hiệu khác:

Phát mẫu sản phẩm thử tại sự kiện kết hợp với các thương hiệu khác là một chiến lược marketing độc đáo giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng cường nhận diện thương hiệu. Việc cùng hợp tác với những thương hiệu có đối tượng khách hàng tương đồng hoặc bổ trợ sẽ tối ưu hóa lợi ích cho cả hai bên, giúp đôi bên tiếp cận đối tượng khách hàng mới mà vẫn giữ chi phí ở mức hợp lý.

Sampling marketing là một chiến lược tiếp thị quan trọng, giúp thương hiệu tạo dựng lòng tin và sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng. Thông qua việc cho phép người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm miễn phí, doanh nghiệp không chỉ truyền tải giá trị thực tế của sản phẩm mà còn khuyến khích hành vi mua sắm tự nhiên và lâu dài. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, phương pháp này giúp doanh nghiệp nổi bật hơn, củng cố nhận diện thương hiệu, đồng thời xây dựng lòng trung thành bền vững.

Trang Trinh

Bài Viết Liên Quan

29 Th11 2024
Giải pháp Mini App Loyalty kết hợp với mã QR in trên hóa đơn đang nổi lên như một phương pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai chương trình tích điểm mà không cần ứng dụng phức tạp hay chi phí vận hành cao.
Trang Trinh
28 Th11 2024
Trong thời đại số hóa, việc xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành và gắn kết trên nền tảng trực tuyến không còn là lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp bán lẻ.
Trang Trinh
19 Th11 2024
Cuối năm luôn là mùa cao điểm của mua sắm, và các chương trình khuyến mãi, trúng thưởng hấp dẫn là yếu tố thu hút khách hàng đổ xô đến cửa hàng. Tuy nhiên, đối với các nhà bán lẻ, việc triển khai các chương trình này thường gặp không ít khó khăn từ quản lý quy trình đến việc mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Trang Trinh
19 Th11 2024
Giải pháp quét mã QR trên hóa đơn từ The Master Channel chính là lời giải cho bài toán này, mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu quả bán hàng và kết nối lâu dài qua Zalo OA.
Trang Trinh
19 Th11 2024
Cuối năm là thời điểm lý tưởng để các doanh nghiệp tri ân khách hàng – những người đã luôn đồng hành và ủng hộ thương hiệu. Nhưng làm thế nào để chiến dịch tri ân không chỉ dừng lại ở món quà mà còn mở ra cơ hội kết nối lâu dài?
Trang Trinh
21 Th11 2024
The Master Channel đã chứng minh hiệu quả khi giúp hơn 120 doanh nghiệp đầu ngành như Nutifood, Highlands Coffee, Enfa … tăng trưởng hàng triệu Zalo follower mỗi tháng. Vậy khi kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI), The Master Channel sẽ mang lại điều gì?
Trang Trinh