Các ứng dụng Super App có điểm chung là khởi xướng một tính năng có nhiều người dùng, sau đó sẽ thêm vào nhiều tính năng khác để phục vụ tích hợp (all in one) cho người dùng. Tuy nhiên, mỗi Super App tùy vào mục đích của nhà phát triển, sẽ có những đặc trưng riêng biệt. Hãy làm phép so sánh để hiểu được sự khác nhau giữa các mô hình app phổ biến và điểm nổi bật của Super App khi có cánh tay đắc lực Mini App trong việc xây dựng The Master Channel trong bài viết này!
4 mô hình app phổ biến
Nhóm 1: Standalone App Rất nhiều ứng dụng di động được phát triển để giải quyết một nhu cầu cụ thể cho người dùng. Ví dụ Spotify để nghe nhạc, Netflix để xem phim, Starbucks để chăm sóc khách hàng… Người dùng có thể dễ dàng vào Google Play hay Apple Store tải về và sử dụng.
Nhóm 2: Hệ sinh thái App Suite Người dùng chỉ cần một tài khoản là có thể sử dụng nhiều app có liên quan với nhau. Ví dụ phổ biến là Google sẽ bao gồm Gmail, Google Drive, Google Docs, Google Sheets.
Nhóm 3: Super App Như đã đề cập ở trên, đó là các ứng dụng phục vụ “all in one” cho người dùng, bao gồm Grab và Gojek.
Nhóm 4: Nhóm Super App kết hợp với Mini App Tức là thay vì tự phát triển và thêm các tính năng cho người dùng, các Super App ở tầng cao nhất này cho phép doanh nghiệp có thể “tạo ra các tính năng” dành cho các khách hàng ngay trong Super App. Xu hướng Mini App bên trong Super App là con đường của WeChat (Trung Quốc), Line (Nhật Bản).
Để trở thành ứng dụng nằm trong nhóm 4, số lượng người dùng phải “cực khủng” − vài chục triệu, vài trăm triệu − nếu không, hiệu quả sẽ không thể như mong muốn. Tuy nhiên, đó chỉ là điều kiện cần.
Mini App – Yếu tố giúp Super App trở nên “vĩ đại”
Super App đã cung cấp rất nhiều tiện ích, thế nhưng nhu cầu về tiện ích của người dùng chưa bao giờ có điểm dừng, hệ sinh thái Mini App được tạo ra với khả năng “mở”, cho phép nhiều doanh nghiệp cùng phát triển thêm nhiều tính năng chuyên sâu hơn, phục vụ nhu cầu về tiện ích của khách hàng.
Super App nhóm 4, với khả năng cung cấp Mini App, cho phép doanh nghiệp kết nối và xây dựng nhiều trải nghiệm khác nhau cho khách hàng. Các Mini App do doanh nghiệp phát triển được tích hợp vào hệ sinh thái chung của Super App sẽ giúp gia tăng sự gắn bó của người dùng và giá trị của Super App.
Thành công của Mini App sẽ giúp Super App được “thơm lây”. Số lượng doanh nghiệp tham gia phát triển Mini App càng đông, thì chất lượng cũng từ đó tăng lên và Super App sẽ có vô vàn cách hợp tác với doanh nghiệp để khai thác giá trị từ khách hàng chung của hai bên.
Trong thời kỳ bùng nổ cá nhân hóa, việc hiểu rõ khách hàng sẽ khiến câu chuyện marketing thương hiệu trở nên dễ dàng hơn. Mini App trong hệ sinh thái của Super App tạo ra dữ liệu và thông tin vô cùng hữu ích về hành vi, sở thích và xu hướng người dùng. Cả doanh nghiệp lẫn Super App có thể tận dụng dữ liệu này để hiểu rõ hơn về người dùng, cá nhân hóa các dịch vụ của mình và tối ưu trải nghiệm.
Lợi thế của Mini App so với các ứng dụng mobile
Lợi ích của Mini App cho người dùng
- Tính dễ tiếp cận
Để sử dụng một ứng dụng thông thường trên mobile, người dùng phải trải qua các bước sau:
- Mở Apple Store/Google Play và tải ứng dụng. Nếu lỡ quên mật khẩu Apple Store hay Google Play thì không thể tải về được.
- Sau khi tải ứng dụng về, người dùng phải tạo tài khoản trên ứng dụng đó.
- Một số ứng dụng cần xác nhận thông tin qua OTP.
- Sau khi qua được bước OTP, người dùng sẽ đăng nhập vào app.
- Lần tiếp theo, nếu tần suất sử dụng thấp, thì thường hơn 50% người dùng sẽ quên mật khẩu.
Với Mini App, người dùng chỉ cần một bước duy nhất là có thể mở được ứng dụng. Mọi thông tin đăng nhập sẽ do chính Super App “ghi nhớ”. Số lượng Mini App trong Super App là không giới hạn.
Trải nghiệm dễ dàng, tiện dụng cho người dùng – đó là lý do các thương hiệu lớn như Starbucks, dù đã phát triển ứng dụng “Stand Alone” cho người dùng tải xuống như cách thông thường, Starbucks vẫn xây dựng Mini App trên WeChat.
Sẽ không khách quan nếu chỉ nhắc đến WeChat và thị trường Trung Quốc như một ví dụ điển hình với hệ sinh thái Mini App. Trên thế giới có VK ở Nga cũng xây dựng nền tảng Mini App ấn tượng; Ấn Độ có PhonePe và PayTM; Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan có LINE, LINE cũng là một nền tảng có hệ sinh thái Mini App mạnh mẽ với điểm xuất phát là ứng dụng nhắn tin, gọi điện tương tự như Zalo.
Như vậy, điểm khác biệt lớn nhất mà Mini App mang đến cho người dùng là: tính dễ tiếp cận. Đối với doanh nghiệp, ưu điểm này rất quan trọng, giúp giảm chi phí thuyết phục người dùng tải ứng dụng, giảm đáng kể tỷ lệ người dùng bỏ ngang khi thấy quá trình đăng ký sử dụng quá phức tạp. Ở Việt Nam, Zalo có hơn 70 triệu người dùng, MoMo hơn 30 triệu, rõ ràng việc điều hướng người dùng sử dụng Mini App của doanh nghiệp sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều với một cú nhấp (click) duy nhất.
- Tính đơn giản
Lợi ích thứ hai mà Mini App mang đến cho người dùng là sự đơn giản.
Doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí xây tính năng trong các ứng dụng “Stand Alone”, nhưng thực tế là người dùng ít khi dùng hết toàn bộ chức năng. Mini App hướng đến tính đơn giản, tiện dụng cho người dùng, quan trọng hơn nữa là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Một phương pháp hay để phát triển Mini App là “app nào việc nấy”. Tức là thay vì dồn tất cả các tính năng vào một ứng dụng (như “Stand Alone” app đã làm), Mini App chỉ tập trung vào một nhóm tính năng chuyên biệt. Doanh nghiệp có thể làm nhiều Mini App phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
- Dễ dàng chia sẻ
Người dùng sử dụng Mini App sẽ chia sẻ ứng dụng với bạn bè khi nào? Câu trả lời là khi họ cảm thấy hài lòng hoặc doanh nghiệp có những chương trình kêu gọi bạn bè tham gia để nhận khuyến mại.
Mini App có sẵn tính năng để người dùng chia sẻ Mini App này cho bạn bè trong danh bạ, trong những nhóm chat trên Super App. Đây cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn mà Zalo đang sở hữu.
Lợi ích của Mini App với doanh nghiệp
Mini App giúp doanh nghiệp giải quyết một vấn đề lớn so với khi xây dựng và duy trì ứng dụng di động, đó là tiết kiệm chi phí:
- Chi phí phát triển ứng dụng
Về chi phí phát triển ứng dụng, nếu so sánh Mini App với các ứng dụng “Stand Alone” nhóm 1, doanh nghiệp muốn phát triển ứng dụng ở nhóm này cần đầu tư một đội ngũ kỹ sư phần mềm. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp cần đến hai nhóm kỹ sư phát triển ứng dụng: một nhóm cho các loại điện thoại Android, một nhóm iOS cho iPhone.
Sau khi đã đầu tư chi phí phát triển app, doanh nghiệp sẽ mất thêm khoản chi phí thời gian hay còn gọi là chi phí cơ hội. Khi phát triển xong app, doanh nghiệp sẽ cần đưa lên hai nền tảng lớn nhất do Google và Apple quản lý.
Để ứng dụng lên store, sẽ phải mất một khoảng thời gian chờ được duyệt, có thể là 4-6 tuần đối với Apple. Tương tự, việc cập nhật phiên bản mới sẽ mất khoảng 2-3 tuần. Khoảng thời gian chờ này là chi phí không hề nhỏ nếu so sánh với khả năng cập nhật tức thời của Mini App.
- Chi phí phát triển và duy trì tệp khách hàng sử dụng ứng dụng
Với độ phủ lớn, hầu hết các nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đều có cài đặt ít nhất một Super App. Điều quan trọng là doanh nghiệp sẽ tiếp cận họ như thế nào?
Mini App cung cấp rất nhiều điểm truy cập mà khách hàng có thể tìm thấy và mở ứng dụng Mini App của doanh nghiệp:
- Thông qua thanh “Tìm kiếm”.
- Thông qua quét QR code tại các điểm offline như cửa hàng, siêu thị, trên sản phẩm.
- Thông qua chia sẻ qua chat từ bạn bè.
Với Mini App, chi phí để có được người sử dụng thấp hơn rất nhiều vì người dùng không cần tải ứng dụng, chỉ cần một chạm là có thể mở Mini App.
Việc duy trì người dùng ở lại với Mini App cũng đơn giản hơn nhiều. Miễn là người dùng không xóa Super App (rất ít khi xảy ra) thì Mini App vẫn luôn “tồn tại” trên điện thoại của người dùng.
Việc còn lại của doanh nghiệp là “nhắc nhở” người dùng sử dụng Mini App đúng lúc. Việc này rất dễ dàng khi doanh nghiệp đã triển khai yếu tố “Warm” của The Master Channel.
Với chức năng Official Account (OA), doanh nghiệp sẽ gửi thông điệp “Warm” là một tin nhắn có chứa đường dẫn vào Mini App. Điều quan trọng là doanh nghiệp gửi thông điệp gì? Gửi lúc nào? Dẫn vào Mini App nào?
Doanh nghiệp “nhắc nhở” người dùng sử dụng Mini App đúng lúc nhờ yếu tố “warm”. Ảnh: Pango Team
Với lợi thế không thể chối cãi của Super App và sự hỗ trợ của cánh tay nối dài đắc lực Mini App, việc sử dụng một nền tảng có hệ sinh thái Mini App làm kênh tương tác chủ đạo The Master Channel sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người dùng.
Các nhu cầu của doanh nghiệp cũng như khả năng sáng tạo trong việc xây dựng các trải nghiệm cho khách hàng sẽ không bị giới hạn nhờ tính linh động của Mini App.
Đọc thêm:
- The Master Channel – Khái niệm mới thay thế cho Omni Channel?
- Omni Channel hay The Master Channel? (Kỳ 1)
- Omni Channel hay The Master Channel (Kỳ 2)
- WeChat: Super App và câu chuyện thành công xây dựng kênh tương tác với các thương hiệu hàng đầu thế giới
Không chỉ các chiến lược khai thác dữ liệu, các cách triển khai chi tiết chiến dịch marketing cho doanh nghiệp dựa trên định hướng dữ liệu và rất nhiều kiến thức mới xoay quanh The Master Channel sẽ được trình bày chi tiết trong cuốn sách Kênh tương tác chủ đạo The Master Channel – Tập 1.
6 chương sách lần lượt dẫn độc giả dõi bước theo cuộc hành trình phát triển đầy ấn tượng của các phương thức tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Từ những hình thức sơ khai nhất đến tương tác đa chiều trong kỷ nguyên smartphone, cuốn sách sẽ mang đến câu chuyện thành công điển hình cùng các thương hiệu hàng đầu thế giới trong việc thúc đẩy doanh thu nhờ gia tăng trải nghiệm khách hàng, từ đó lý giải sự thành công của concept The Master Channel khi được ứng dụng ở hai doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam là Nutifood và CellphoneS.
Cuốn sách hiện đã có mặt tại nhà sách Fahasa, Phương Nam, Hải An, Cá Chép, Minh Khai, gian hàng sách 24h và sàn thương mại điện tử Tiki, Shopee, Tiktok Shop hoặc bạn cũng có thể đặt mua sách nhanh chóng tại đây: https://i.o2o.vn/H767