Phân phối truyền thống được hiểu như thế nào ?
Cách đây hơn 20 năm các công ty toàn cầu bắt đầu đầu tiến vào thị trường Việt Nam như Unilever, P&G. Họ đã mang vào những phương pháp quản trị mới mẻ đặc biệt là phương pháp tổ chức phân phối truyền thống. Bắt đầu từ việc tổ chức các tổng đại lý, các nhà phân phối tại vùng miền sau đó tổ chức hệ thống điểm bán để đưa hàng hóa ra thị trường. Sự linh động và đa dạng của các điểm bán với rất nhiều các hình thái khác nhau như tiệm tạp hóa, quán ăn, quán nước, quán cà phê…
Nhờ đó hàng hóa của các nhà sản xuất xuất hiện rất nhanh chóng trên tất cả các ngóc ngách của đường, trường, chợ. Từ đó tạo ra một hệ thống phân phối mạnh mẽ, có thể nói cái việc xây dựng hệ thống phân phối chiếm hơn 50% sự thành công của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nội địa cũng nhanh chóng nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống phân phối và đã đầu tư rất nhiều từ quy trình công nghệ cho đến con người. Trong 5 năm trở lại đây, các hệ thống phân phối đã được nâng cấp lên một lần nữa. Thay vì chỉ quản lý tới điểm bán tức là thông tin của các tiệm tạp hóa thì các doanh nghiệp đã chú ý đến dữ liệu của khách hàng cuối, tức là những người sử dụng trực tiếp sản phẩm.
Dữ liệu khách hàng trong chuỗi phân phối truyền thống
Đối với các nhà sản xuất và phân phối sản phẩm tại thị trường Việt Nam, mô hình đi qua các nhà phân phối cấp 1, các đại lý và các điểm bán chiếm trọng số trên 60%.
Trong những năm gần đây, khi các hệ thống chuỗi siêu thị bùng nổ, kênh bán hàng sẽ dịch chuyển một phần qua các kênh này.
Ngoài ra các hệ thống thương mại điện tử cũng phát triển rất mạnh mẽ và có vai trò lớn trong tình huống giãn cách xã hội
Dù phân phối qua hình thức nào, điểm yếu lớn nhất trong chuỗi phân phối là nhà sản xuất hoặc tổng đại lý sẽ không tiếp cận được khách hàng cuối, người dùng trực tiếp, tất cả sẽ phải thông qua các điểm bán lẻ cuối cùng. Đối với các điểm bán lẻ truyền thống như tiệm tạp hóa, quán ăn nhỏ … nói về dữ liệu khách hàng là rất thiếu thực tế.
Để biết được dữ liệu khách hàng có tầm quan trọng như thế nào thì có thể tham khảo tất cả các chuỗi bán lẻ hiện đại. Tất cả đều hướng tới việc có được thông tin khách hàng thông qua các lợi ích của thẻ thành viên, tích lũy điểm và xây dựng các tương tác thường xuyên với khách hàng.
Các chuỗi bán lẻ hiện đại ngày càng tạo lợi thế lớn trước các mô hình phân phối truyền thống nhờ vào việc kiểm soát được dữ liệu khách hàng. Từ đó tạo ra các mối đe dọa với các nhà sản xuất. Rất nhiều sản phẩm đã được các chuỗi bán lẻ tự sinh ra hoặc các nhà sản xuất phải trở thành đơn vị gia công cho chính nhà bán lẻ.
Như vậy dù muốn dù không các nhà sản xuất cũng phải có các thay đổi để tạo được sự cân bằng với các nhà bán lẻ, đó chính là việc sở hữu dữ liệu khách hàng.
Đối với nhà sản xuất
Với các nhà sản xuất ngoài việc tạo ra kênh phân phối, cũng đầu tư cho các chiến dịch marketing đến khách hàng cuối, để tạo hiệu ứng “top of mind”, khi khách hàng đứng trước một tiệm tạp hóa thì hành động chọn 1 sản phẩm nào giữa các sản phẩm cùng loại sẽ đến từ vị trí của sản phẩm đó trong đầu khách hàng.
Đối kênh truyền thống – mạng xã hội
Các kênh truyền thống cũng đã tiến hóa từ radio, TV, cho đến các nền tảng báo chí, Sự bùng nổ của các kênh online đã mở ra cơ hội để để khách hàng có thể tương tác trực tiếp với các nhà sản xuất.
Trước đây với việc phát quảng cáo qua sóng tivi hoặc radio, khách hàng chỉ có thể tiếp nhận thông tin một chiều từ nhà sản xuất
Ngày nay với các nền tảng online và mạng xã hội, khách hàng có thể phản hồi trực tiếp đến nhà sản xuất. Đây là cơ hội để có được dữ liệu khách hàng, từ đó xây dựng kênh tương tác trực tiếp hai chiều giữa thương hiệu và khách hàng cuối
Các phương pháp để nhà sản xuất có thể để “chạm” đến người dùng cuối
Các phương pháp để nhà sản xuất có thể để “chạm” đến người dùng cuối và có được thông tin bao gồm:
- Điều chỉnh các chiến dịch truyền thông hướng đến việc có được tương tác của khách hàng. Ví dụ khi xem một đoạn quảng cáo trên YouTube Facebook khách hàng sẽ được khuyến khích tham gia ra một mini game trúng thưởng
- Xây dựng các “điểm chạm” tại điểm bán như các bảng quảng cáo, standee, và đầu tư thư cho nhân viên (PG)
- Một trong những “điểm chạm” mà nhà sản xuất có lợi thế nhất đó chính là bao bì sản phẩm. Một mã QR Code được in lên sản phẩm, đi kèm các lợi ích cho người dùng cuối. Phương pháp này ngày càng trở nên hiệu quả đặc biệt là các sản phẩm có giá trị, tần suất sử dụng nhiều và vòng đời khách hàng (lifetime value) kéo dài
Bằng phương pháp này hay phương pháp khác, nhà sản xuất sẽ sẽ tích lũy dần dữ liệu khách hàng, từ đó mở ra các phương án tiếp cận khách hàng cuối tạo sự cân bằng với các nhà bán lẻ, đội ngũ PangoCDP sẽ phân tích chuyên sâu hơn trong chương tiếp theo
Điểm cân bằng giữa nhà sản xuất và đối tác bán lẻ chuỗi
Có một thực tế đã xảy ra từ rất lâu trong quan hệ giữa nhà sản xuất và đối tác bán lẻ. Các nhà bán lẻ tất nhiên cần các sản phẩm tốt, nhiều khách hàng có nhu cầu để tạo được lượng khách hàng đến các cửa hàng của mình thường xuyên.
Chiều ngược lại các nhà sản xuất cũng cần các chuỗi phân phối mạnh, độ phủ cao đã có được đầu ra ổn định và lâu dài
“Vì Ta Cần Nhau” tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa nhà sản xuất và đối tác bán lẻ, tuy nhiên khi dạo qua các quầy kệ của bất kỳ một chuỗi bán lẻ lớn nào khách hàng sẽ thấy các sản phẩm mang thương hiệu của chính chuỗi bán lẻ xuất hiện thường xuyên hơn, cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm cùng loại của nhà sản xuất. Tất nhiên với lợi thế “sân nhà”, các sản phẩm này sẽ có được những ưu ái từ chuỗi bán lẻ về vị trí trưng bày, ưu tiên của nhân viên trong việc giới thiệu sản phẩm.
Các chuỗi bán lẻ khi có độ phủ nhất định trong thị trường và quan trọng nhất là tập khách hàng, sẽ có vị thế cao hơn trong quan hệ với các nhà sản xuất và bắt đầu có các yêu sách ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các nhà sản xuất. Cụ thể là chiết khấu, sức ép về giá bán, yêu cầu về các khuyến mãi …
Không phải nhà sản xuất nào cũng có thể đáp ứng được và chuỗi bán lẻ luôn có lựa chọn thay thế trong khi nhà sản xuất thì khó có thể để tìm được một chuỗi bán lẻ khác tương đồng.
Quan điểm của nhà sản xuất
Quan điểm của bài viết này đứng về phía nhà sản xuất để tạo điểm cân bằng đối với các chuỗi bán lẻ.
Không “bỏ hết trứng vào một giỏ” là phương án tối ưu đối với nhà sản xuất trong tình huống này. Xây dựng kênh phân phối đa dạng, tạo ra trọng số cân bằng giữa các kênh phân phối sẽ giúp cho các nhà sản xuất không bị phụ thuộc hay bị “ép” bởi bất kỳ nhà bán lẻ nào.
Trở lại với các kênh phân phối chính tại Việt Nam, dù các chuỗi bán lẻ có được sự tăng trưởng khủng khiếp trong các năm gần đây, văn hóa xe máy vẫn sẽ tồn tại lâu dài ở Việt Nam kéo theo sự tập trung của các cửa hàng lớn chỉ diễn ra ở các khu vực thành thị, các điểm bán lẻ như tiệm tạp hóa vẫn sẽ là câu chuyện lâu dài.
Việc hiện đại hóa các điểm bán lẻ cũng là nhiệm vụ quan trọng của các nhà sản xuất. Hơn một triệu điểm bán lẻ tại Việt Nam vẫn là kênh phân phối quan trọng của bất kỳ nhà sản xuất nào. Một số số các nhà sản xuất lớn đã bắt đầu đưa công nghệ kệ vào các điểm bán lẻ nhằm củng cố căn cứ truyền thống đã giúp họ thành công hàng chục năm vừa qua
Cụ thể các công nghệ được đưa vào điểm bán lẻ bao gồm Mobile app để chủ của các tiệm tạp hóa có thể tự đặt hàng thay vì cách làm cũ là gọi điện cho nhân viên bán hàng hoặc nhà phân phối trong khu vực.
Trong thời gian Việt Nam bị ảnh hưởng bởi Covid, công nghệ này đã chứng minh hiệu quả tuyệt đối, một trong các nhà sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam đã đã dịch chuyển hơn 20% doanh số qua Mobile App này.
Một nhà sản xuất nội địa còn đi xa hơn bằng cách thiết lập mối quan hệ giữa nhà sản xuất – điểm bán lẻ – người dùng cuối thông qua hệ thống công nghệ kết nối việc mua hàng, tích lũy điểm, mở rộng chức năng của tiệm tạp hóa tiệm cận các chức năng của của một cửa hàng tiện lợi như thu tiền điện, tiền nước, bán thẻ cào, các dịch vụ truyền hình cáp, thậm chí là điểm thu các khoản vay trả góp.
Câu chuyện thực tế
Các nhà sản xuất nhỏ hơn sẽ không thể việc xây dựng các chức năng khổng lồ cho các tiệm tạp hóa trong khi danh mục sản phẩm chỉ là một phần nhỏ trong hàng hóa bán tại đây
Với các nhà sản xuất này, việc hiện đại hóa kênh phân phối truyền thống có thể bắt đầu từ những thay đổi nhỏ trong việc tiếp nhận đơn hàng từ điểm bán lẻ. Ví dụ: hỗ trợ cho các điểm bán có thể đặt hàng thông qua Zalo, thông tin đơn hàng, công nợ cũng có thể được cập nhật qua nền tảng chat phổ biến nhất Việt Nam. Từ những tính năng cơ bản này, nhà sản xuất có thể tiếp cận thường xuyên hơn với các điểm bán, đưa ra các thông điệp nhanh chóng. kịp thời và quan trọng nhất là đo lường được độ phản hồi của các điểm bán với các thông điệp từ nhà sản xuất.
Chuỗi bán lẻ
Đối với các chuỗi bán lẻ, nhà sản xuất cũng có các phương án để để có được sự chủ động cao hơn. Cụ thể trong các siêu thị các nhãn hàng lớn đều có các nhân viên tư vấn về sản phẩm, kêu gọi khách hàng tham gia các chương trình khuyến mãi, mở thẻ thành viên để hưởng được ưu đãi tại lâu dài từ nhà sản xuất. Các hoạt động này sẽ trực tiếp tạo ra dữ liệu khách hàng. Với dữ liệu khách hàng được tích lũy bền bỉ và lâu dài, nhà sản xuất sẽ có được các lợi thế thế khi quan hệ với chuỗi bán lẻ trở nên khó khăn.
Kênh thương mại điện tử
Sự phát triển vượt bậc của các sàn thương mại điện tử đang mở ra kênh phân phối tiềm năng cho các nhà sản xuất. Tuy nhiên tương tự các nhà bán lẻ chuỗi, các sàn thương mại điện tử cũng rất hạn chế chia sẻ dữ liệu khách hàng với các nhà sản xuất, Cổ nhân có câu: trồng cây trên đất của người khác chưa bao giờ là kế lâu dài.
PangoCDP nhận được gì từ các doanh nghiệp thực tế
PangoCDP team đã trải nghiệm hầu hết các câu chuyện tương tác giữa nhà sản xuất và các kênh phân phối, hiểu rõ các khía cạnh hợp tác cũng như các mâu thuẫn tiềm tàng, từ đó đưa ra được những phương án và các hỗ trợ về công nghệ để giúp cho nhà sản xuất có thể cân bằng được các kênh phân phối.
Xu hướng thị trường về lâu dài các nhà sản xuất đều phải cố gắng có được các kênh tương tác trực tiếp với khách hàng. Cho dù không thể phủ nhận được vai trò của các kênh phân phối & bán lẻ nhưng nhà sản xuất vẫn phải có độ chủ động nhất định để tồn tại lâu dài trong thị trường.
Dữ liệu và chuỗi phân phối sản phẩm Điện Tử, điện gia dụng
Đối với sản phẩm tiêu dùng nhanh, các điểm bán lẻ (outlet) đa dạng và tương đối dễ xây dựng.
Với cả mặt hàng điện tử, đặc biệt là các mặt hàng có giá trị cao. Điểm bán bán cần được trang bị nhiều hơn về mặt bằng, vốn lưu động, nhân viên tư vấn và các dịch vụ hậu mãi
Trước đây các cửa hàng điện tử nhỏ lẻ xuất hiện khá nhiều bán các loại tivi, đầu máy, radio … Khi làn sóng của điện thoại di động xuất hiện đầu những năm 2000 tại Việt Nam, các cửa hàng điện thoại di động là kênh phân phối chính cho các loại mặt hàng này. Tình hình về kinh doanh hàng điện tử đòi hỏi các điểm bán cần được trang bị và có mặt bằng lớn hơn, các chuỗi cửa hàng lớn càng ngày càng chiếm ưu thế so với các cửa hàng nhỏ, khi các chuỗi bán lẻ đồ điện tử như thế giới di động xuất hiện thì các cửa hàng nhỏ nhỏ đó đã thu hẹp dần.
Câu chuyện tương tự xảy ra còn mạnh mẽ hơn với các mặt hàng điện tử, điện gia dụng như tivi tủ lạnh máy lạnh máy giặt và gần đây là các thiết bị cao cấp hơn như máy lọc nước máy lọc không khí các thiết bị về sức khỏe y tế.
Các thiết bị này đòi hỏi hỏi các điểm bán cần có năng lực về trưng bày đồ ngủ tư vấn ăn đa dạng và đặc biệt có khả năng thực hiện các công việc lắp đặt hậu mãi cho khách hàng
Với đặc thù trẻ của các điểm bán đồ điện tử, kênh phân phối chính sẽ là các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Trong vài năm trở lại đây các các trang thương mại điện tử cũng xuất hiện như là một kênh phân phối rất hứa hẹn.
Góc nhìn từ nhà sản xuất
Đứng trên góc nhìn của nhà sản xuất về dữ liệu khách hàng cho ngành hàng điện tử, điện gia dụng, Khách hàng sẽ mang lại giá trị rất lớn vì hầu hết các gia đình đều sẽ cần rất nhiều các thiết bị khác nhau phục vụ cho cuộc sống
Các sản phẩm đầu tiên của điện gia dụng là radio, quạt máy, bàn ủi, tivi… là các kỷ niệm gắn bó với rất nhiều gia đình ở Việt Nam.
Ngày nay danh mục các sản phẩm gia dụng mở rộng lên rất nhiều đi cùng với chất lượng cuộc sống được nâng cao, các sản phẩm phổ biến là máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, máy xay sinh tố, máy lọc nước. Cao cấp hơn nữa là các thiết bị thông minh như robot lau nhà, máy lọc không khí …
Dù mặt trên thị trường rất lâu nhưng các nhà sản xuất thiết bị gia dụng vẫn còn rất nhiều mặt hạn chế trong việc quản lý thông tin khách hàng. Hơn 90% doanh số bán đều thông qua các nhà bán lẻ chuỗi phim như Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim hoặc các sàn thương mại điện tử như Shopee Lazada. Việc nắm giữ thông tin khách hàng gần như bỏ ngỏ.
Thực sự thông tin khách hàng là rất giá trị, khi có được sự kết nối với từng hộ gia đình, cơ hội bán hàng là rất cao. Mỗi thiết bị gia dụng đều có thời hạn sử dụng, bảo trì… Mỗi gia đình hàng năm hầu như đều có nhu cầu nâng cấp 1 thiết bị nào đó. Các thiết bị đặc thù như máy lạnh máy lọc nước đều có một khoảng thời gian bảo trì cố định, việc duy trì kết nối giữa nhà sản xuất và khách hàng sẽ tạo giá trị cho tất cả các bên.
Góc nhìn từ nhà bán lẻ
Với hầu hết các nhà bán lẻ điện máy, dữ liệu khách hàng gần như sẽ có được hơn 90% vì thông tin khách hàng sẽ được lưu trữ làm cơ sở cho việc bảo hành.
Với các nhà sản xuất hay phân phối, nhu cầu có được dữ liệu khách hàng là khá cao nhân phương pháp app để có được dữ liệu đang bị hạn chế.
Kết quả mà PangoCDP nhận được từ dữ liệu và chuỗi phân phối sản phẩm
PangoCDP team đã có quá trình làm việc cùng các khách hàng về giải pháp bảo hành điện tử và nhận ra đây là một kênh rất đáng kể trong việc thu thập dữ liệu khách hàng.
Cụ thể, sau khi mua một sản phẩm điện gia dụng, khách hàng có thể tự kích hoạt bảo hành bằng cách nhắn tin, hay vào website đăng ký thông tin bảo hành để được đảm bảo các dịch vụ hậu mãi. Lý thuyết là vậy, tuy nhiên tỷ lệ khách hàng tự kích hoạt bảo hành còn rất thấp, con số trung bình từ 5 đến 15%, có thể cao hơn với các mặt hàng đặc thù như máy lạnh hay máy lọc nước.
Giải pháp gia tăng tỷ lệ khách hàng
Để tăng tỷ lệ khách hàng thực hiện kích hoạt bảo hành điện tử, nhà sản xuất cần nhiều nỗ lực để khách hàng hiểu được quyền lợi của việc tự kích hoạt bảo hành như tăng thời gian bảo hành hoặc tham gia trúng thưởng.
Một phương pháp khác đó là phối hợp cùng các nhà bán lẻ, các nhà bán lẻ sẽ hỗ trợ nhập thông tin khách hàng, sau đó hệ thống sẽ gửi tin nhắn đi kèm một đường link để KH xác nhận bảo hành qua OTP. Phương án này cần sự phối hợp của nhà bán lẻ, các nhà sản xuất cũng có thể đưa ra các quy định thưởng doanh số cho các nhà bán lẻ theo số lượng kích hoạt bảo hành.
Bảo hành điện tử có thể chưa đạt được kỳ vọng về tỉ lệ có được thông tin khách hàng, nhưng ít nhất đó là phương án khả thi nhất trong hiện tại để nhà sản xuất tiếp cận được người dùng cuối và có các phương án khai thác doanh số về lâu dài.
Với các nhà sản xuất lâu đời tại Việt Nam khi triển khai giải pháp bảo hành điện tử đúng hướng, tỷ lệ đăng ký bảo hành trên số lượng sản phẩm bán ra có thể lên đến 30%, một con số đáng kể khi lượng người dùng lên tới vài triệu. Đội ngũ PangoCDP sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm quý giá và có thể cùng đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng tập dữ liệu khách hàng thông qua Kích hoạt bảo hành thiết bị phục vụ trong cuộc sống.
Dữ liệu cho D2C (Direct to Consumer)
Trở lại với chủ đề về dữ liệu khách hàng, phương án sử dụng dữ liệu cho các nhà sản xuất trong việc tiếp cận khách hàng sẽ bao gồm khái niệm D2C, hay còn gọi là tiếp cận trực tiếp khách hàng.
Một ví dụ thực tế
Lấy một ví dụ rất nổi tiếng trong khoảng thời gian gần đây, đó là hãng xe điện Tesla. Khách hàng đặt hàng trực tiếp thông qua website của Tesla và và được công ty giao hàng tận nhà. Các showroom của Tesla là nơi để trải nghiệm sản phẩm, mô hình phân phối đột phá này đã giúp cho Tesla trở thành công ty có giá trị hơn 10 lần của 10 công ty sản xuất ô tô tiếp theo trong danh sách.
Tất nhiên điều kiện cần là sản phẩm phải cực kỳ xuất sắc như điều mà Tesla đã làm được. Dù sao mô hình phân phối như Tesla đã xây dựng đã gợi ý cho rất nhiều nhà sản xuất những phương án để có thể tiếp cận khách hàng.
Một gợi ý nữa cho các nhà sản xuất là mô hình subscription, hay còn gọi là mô hình Thuê Bao, với các sản phẩm có có thời hạn sử dụng hoặc thời hạn bảo trì cố định máy lọc máy lạnh hay thậm chí là lốp xe, nhà sản xuất có thể gửi khách hàng đăng ký để có được một gói dịch vụ thay thế và bảo trì. Khách hàng có thể trực tiếp gửi yêu cầu tới nhà sản xuất bất cứ lúc nào, nhà sản xuất có thể tự xây dựng kênh dịch vụ trực tiếp cho khách hàng hoặc vẫn thông qua các đại lý dịch vụ & bán hàng hiện tại. Đây là một ví dụ điển hình của D2C, nhà sản xuất đã tạo được kênh kết nối trực tiếp với khách hàng
Các loại sản phẩm nên xây dựng kênh D2C nếu thỏa mãn các tiêu chí sau:
- Tần suất mua hàng thường xuyên, kéo dài như Bỉm, Tã, Sữa
- Giá trị món hàng cao và và cần dịch vụ hậu mãi lâu dài: máy lọc nước, máy lạnh, khóa thông minh, các thiết bị iOT …
- Ôtô, xe máy, thiết bị chuyên dụng
Các hình thái cụ thể của kênh D2C em có thể là một website để khách hàng đặt hàng trực tiếp, mobile app tích lũy điểm hoặc Mobile App đi kèm sản phẩm (Đồng hồ, máy đo huyết áp, SPO2)
D2C cũng có thể kể là kênh chat trên Fanpage hoặc Zalo OA, khách hàng có thể yêu cầu trực tiếp nhà sản xuất thông qua chat và nhận được phản hồi cũng thông qua nền tảng này.
Một trong những điểm chạm quan trọng cũng đã được nhắc đến trong chủ đề này đó là QR code trên sản phẩm, Mỗi một sản phẩm sẽ được nhà sản xuất tạo 1 QR riêng biệt giống như chứng minh nhân dân của sản phẩm đó. Thông tin ban đầu trong là nguồn gốc sản phẩm, thông tin về sản xuất, nhà bán lẻ phân phối sản phẩm. Khi đến tay khách hàng thông tin sẽ được bổ sung thêm về ngày mua, thời gian bảo hành, các hướng dẫn sử dụng và các contact để người sử dụng có thể yêu cầu dịch vụ khi có sự cố.
Bất cứ khi nào khách hàng có nhu cầu liên quan đến sản phẩm, QR code dán trên sản phẩm sẽ là điểm bắt đầu để khách hàng có thể tương tác trực tiếp với nhà sản xuất cho bất kỳ yêu cầu nào về sửa chữa dịch vụ hoặc thay thế mới.
Nếu có thắc mắc gì về Phân phối truyền thống và Go Online với Customer Data. Vui lòng liên hệ bên dưới ngay với chúng tôi để nhận giải đáp.
Không chỉ các chiến lược khai thác dữ liệu, các triển khai chi tiết chiến dịch marketing cho doanh nghiệp dựa trên định hướng dữ liệu và rất nhiều kiến thức mới xoay quanh The Master Channel sẽ được trình bày chi tiết trong cuốn sách Kênh tương tác chủ đạo The Master Channel – Tập 1.
6 chương sách lần lượt dẫn độc giả dõi bước theo cuộc hành trình phát triển đầy ấn tượng của các phương thức tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Từ những hình thức sơ khai nhất đến tương tác đa chiều trong kỷ nguyên smartphone, cuốn sách sẽ mang đến câu chuyện thành công điển hình cùng các thương hiệu hàng đầu thế giới trong việc thúc đẩy doanh thu nhờ gia tăng trải nghiệm khách hàng, từ đó lí giải sự thành công của concept The Master Channel khi được ứng dụng ở hai doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam là Nutifood và CellphoneS.
Cuốn sách hiện đã có mặt tại nhà sách Fahasa, Phương Nam, Hải An, Cá Chép, gian hàng sách 24h và sàn thương mại điện tử Tiki, Shopee, Tiktok Shop hoặc bạn cũng có thể đặt mua sách nhanh chóng tại đây: https://i.o2o.vn/H767