Trong chủ đề này, đội ngũ PangoCDP sẽ chia sẻ các kinh nghiệm trong việc triển khai QR Code (mã QR) trên sản phẩm chuyên cho ngành FMCG và ngành Dược phẩm.
Đối với ngành FMCG và Dược Phẩm (thực phẩm chức năng), thì mô hình bán hàng chủ yếu sẽ thông qua các Outlet, đại lý hay còn gọi là B2B (Business to Business – Doanh Nghiệp với Doanh Nghiệp) . Các khách hàng đầu cuối (End Consumer) thực hiện mua hàng trực tiếp với các hệ thống bán lẻ và đại lý chứ không trực tiếp với nhà sản xuất.
Truyền thông và quảng cáo từ nhà sản xuất chủ yếu là tác động một chiều để tạo Top of Mind cho người dùng cuối và tác động vào lựa chọn của họ khi đến các điểm mua hàng (Outlet).
Tham vọng của các nhà sản xuất là tương tác trực tiếp với người dùng cuối. Không phải họ muốn bỏ qua kênh phân phối hay là bán lẻ, đơn giản họ muốn hiểu biết sâu sắc hơn và tương tác hai chiều với người dùng cuối để tạo ra các giá trị cao hơn và bền vững hơn.
Một trong những cách khả thi để tạo ra kết nối giữa nhà sản xuất và người dùng cuối đó chính là mã QR được in trên sản phẩm. Hãy cùng đội ngũ PangoCDP đi qua các câu chuyện liên quan tới sản xuất, in ấn và vận hành thành công dự án về QR Code trên sản phẩm.
QR Code là gì?
QR Code – Quick response code tạm dịch “Mã phản hồi nhanh” hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode) là dạng mã vạch hai chiều (2D).
QR Code hiển thị dưới dạng hình ảnh được hầu hết các camera điện thoại hoặc các ứng dụng quét QR Code phổ biến như Zalo, Facebook có thể nhận diện và sẽ chuyển về một website do nhà sản xuất quy định.
Tại Việt Nam trong đợt dịch Covid, hầu như tất cả người dân đều sử dụng điện thoại quét mã QR Code để khai báo y tế. Việc phổ biến áp dụng QR Code không thể nào phủ nhận. Dưới đây là các kiến thức sơ bộ về QR Code trên sản phẩm:
- Kích thước của mã QR nhỏ nhất sẽ là 01cm, điều này quan trọng khi in trên bao bì. Kích thước tất nhiên sẽ không có giới hạn, thậm chí một số khách hàng còn in lên billboard ngoài trời rất lớn đặt ở vị trí tốt để khách hàng có thể quét.
- Khách hàng sẽ được dẫn về một website, website có thể cấu hình cố định hoặc cấu hình động. Có nghĩa là sau khi in QR lên bao bì sản phẩm thì trang website phía sau đều có thể chỉnh sửa để dẫn về một trang khác.
- Các mã QR Code được in trên bao bì của các sản phẩm cùng loại trên thị trường phần lớn sẽ là giống nhau và dẫn về một website. Mục tiêu chủ yếu là để giải thích thêm về sản phẩm hoặc giới thiệu về công ty.
- Với mỗi một mã QR Code tạo ra cho mỗi sản phẩm sẽ khá cầu kỳ. Việc in ấn sẽ phức tạp hơn nhưng giá trị của các QR Code sẽ lớn hơn rất nhiều trong việc tạo ra dữ liệu khách hàng, tạo ra vô số các kịch bản tương tác giữa nhà sản xuất và khách hàng.
Động lực để khách hàng quét mã QR Code
Khách hàng không tự nhiên sẽ quét vào QR Code, cần phải có những lý do rất rõ ràng và tạo động lực để họ hành động. Sau đây là các lý do mà khách hàng sẽ quét mã QR trên sản phẩm FMCG:
- Quét mã trúng thưởng: Đây rõ ràng là lý do và động lực lớn nhất của khách hàng khi quét mã QR trên một sản phẩm tiêu dùng nhanh (FMCG). Các hình thức trúng thưởng vẫn rất hiệu quả tại thị trường Việt Nam. Sự kết hợp giữa các giải thưởng từ nhỏ đến lớn như: thẻ cào điện thoại, ô tô,… sẽ khuyến khích khách hàng tham gia quét mã QR. Ngoài hình thức tham gia trúng thưởng, khách hàng cũng có động lực quét mã để tham gia tích lũy điểm và sử dụng điểm.
- Tiện lợi truy xuất thông tin sản phẩm: Đối với những sản phẩm cần thông tin hướng dẫn trước khi sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm cần chế biến,.. Khách hàng sẵn lòng quét QR Code để xem các video hướng dẫn hoặc các tài liệu hướng dẫn.
- Chống hàng giả : Khách hàng sẽ có xu hướng muốn kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, kiểm gia hàng giả,… trước khi sử dụng ví dụ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm,…
Vị trí in QR Code trên bao bì
Một yếu tố quan trọng để bắt đầu triển khai một dự án về mã QR trên bao bì đó chính là xác định vị trí in QR Code trên bao bì:
- Phần lớn các QR Code in trên bao bì của sản phẩm ở thị trường Việt Nam đều là loại mã QR giống nhau và in bên ngoài sản phẩm. Như đã đề cập ở trên các loại QR Code này chỉ có giá trị xem thêm thông tin về sản phẩm hay nhà sản xuất.
- Các loại mã QR duy nhất cho mỗi sản phẩm sẽ có kỹ thuật in khó hơn và nằm bên trong sản phẩm, hoặc được giấu dưới lớp thẻ cào tráng bạc. Đây sẽ là phương pháp chủ yếu để triển khai dự án mã QR trong ngành FMCG.
Triển khai một dự án mã QR trên sản phẩm không hề đơn giản nhưng tất nhiên kết quả nhận được khi triển khai thành công sẽ rất xứng đáng. Kỳ 2 đội ngũ PangoCDP sẽ phân tích điểm khó khăn và lợi ích trong việc sử dụng QR Code cho ngành sản phẩm tiêu dùng nhanh FMCG.
Bài viết liên quan:
- Kỳ 2. QR code cho sản phẩm tiêu dùng nhanh (FMCG) – khó khăn và lợi ích
- Kỳ 3. Sự thật về việc chống hàng giả bằng QR code
- Kỳ 4: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Không chỉ các chiến lược khai thác dữ liệu, các triển khai chi tiết chiến dịch marketing cho doanh nghiệp dựa trên định hướng dữ liệu và rất nhiều kiến thức mới xoay quanh The Master Channel sẽ được trình bày chi tiết trong cuốn sách Kênh tương tác chủ đạo The Master Channel – Tập 1.
6 chương sách lần lượt dẫn độc giả dõi bước theo cuộc hành trình phát triển đầy ấn tượng của các phương thức tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Từ những hình thức sơ khai nhất đến tương tác đa chiều trong kỷ nguyên smartphone, cuốn sách sẽ mang đến câu chuyện thành công điển hình cùng các thương hiệu hàng đầu thế giới trong việc thúc đẩy doanh thu nhờ gia tăng trải nghiệm khách hàng, từ đó lí giải sự thành công của concept The Master Channel khi được ứng dụng ở hai doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam là Nutifood và CellphoneS.
Cuốn sách hiện đã có mặt tại nhà sách Fahasa, Phương Nam, Hải An, Cá Chép, gian hàng sách 24h và sàn thương mại điện tử Tiki, Shopee, Tiktok Shop hoặc bạn cũng có thể đặt mua sách nhanh chóng tại đây: https://i.o2o.vn/H767