Nổi BậtĐã có Tập 2 | Sách Kênh tương tác chủ đạo The Master ChannelXem Thêm

QR Code – Kỳ 4: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Với chức năng truy xuất nguồn gốc, mã QR cần được in/ dán trên sản phẩm để khách hàng có thể để quét trước khi ra quyết định mua.
Biên tập viên
PangoCDP
12 Tháng Một 2023
PangoCDP • Nền tảng thống nhất dữ liệu khách hàng

Mục lục

Chia sẻ

Tags

Một trong những giá trị khác của QR Code là sử dụng trong các các phương án truy xuất nguồn gốc trên mỗi sản phẩm. Mỗi một sản phẩm sẽ được định danh duy nhất bằng một mã tương tự “chứng minh nhân dân” của sản phẩm.

PangoCDP • Build and Warm the Master Channel
QR Code sử dụng trong các các phương án truy xuất nguồn gốc trên mỗi sản phẩm

Trong trong bài viết này đội ngũ PangoCDP đưa ra một trong những hướng ứng dụng của mã QR

Ứng dụng QR code vào việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm

PangoCDP • Build and Warm the Master Channel
Khách hàng cần truy xuất thông tin đều có thể kiểm tra bằng cách quét mã QR

Mã QR áp cho việc tích lũy điểm hay trúng thưởng sẽ được đặt ngay cạnh bên và được phủ bởi lớp tráng bạc. Với chức năng truy xuất nguồn gốc, mã QR cần được in/ dán trên sản phẩm để khách hàng có thể để quét trước khi ra quyết định mua.

Một hình thức khác cũng có thể được áp dụng đó là mã QR in bên ngoài (quầy, kệ,…) và người dùng cũng có thể scan cho mục đích xem thông tin sản phẩm. Nếu áp dụng các chương trình khuyến mãi hoặc tích điểm đi kèm, sau khi scan sẽ hướng dẫn khách hàng mở nắp hộp và scan mã QR bên trong bao bì sản phẩm để nhận được điểm thưởng hoặc khuyến mãi. Tất nhiên là khách hàng phải mua thì mới được mở hộp để quét mã bên trong.

Khách hàng cần truy xuất thông tin đều có thể kiểm tra bằng cách quét mã QR và truy xuất toàn bộ thông tin của sản phẩm, từ nơi sản xuất qua các kênh phân phối cho đến đến các điểm bán lẻ. 

Dĩ nhiên chức năng này không nhằm chống lại việc làm giả vì QR Code sẽ được dán trực tiếp bên ngoài để mọi người dùng đều có thể quét mã chứ không nằm ẩn bên trong lớp tráng bạc hay bên trong hộp đựng sản phẩm.

Thông tin về hành trình của sản phẩm đi từ nhà máy đến bàn ăn của người tiêu dùng thường do một bên thứ ba đảm nhiệm. Đối tác này sẽ cùng với các nhà sản xuất cung cấp các thông tin được chứng thực để đến với người tiêu dùng một cách khách quan nhất. Các thông tin về thời gian sản xuất, nơi sản xuất và các điều kiện sản xuất tất nhiên sẽ phải được tích hợp để nhận từ hệ thống quản lý vận hành của doanh nghiệp. 

Với các sản phẩm liên quan tới ăn uống thực phẩm khi những thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thì người tiêu dùng rất quan tâm tới.

Thực tế về việc áp dụng QR Code để truy xuất nguồn gốc

PangoCDP • Build and Warm the Master Channel
Thực tế số lượng các doanh nghiệp áp dụng cũng chưa cao chủ yếu được dùng cho các sản phẩm cao cấp tại các đô thị lớn

Thực tế số lượng các doanh nghiệp áp dụng cũng chưa cao chủ yếu được dùng cho các sản phẩm cao cấp tại các đô thị lớn. Các sản phẩm bình dân phổ biến, trải rộng cho các vùng nông thôn vẫn chưa được ưu tiên áp dụng hình thức này.

Một trong những lý do việc truy xuất nguồn gốc bằng QR Code cũng chưa được áp dụng từ các nhà sản xuất đặt trên mỗi sản phẩm đó là đối với sản phẩm thực phẩm việc kiểm chứng và đảm bảo chất lượng của hàng hóa sẽ được các nhà bán lẻ, các chuỗi phân phối bán hàng hiện đại (modern trade) như: Coopmart, AEON, Lotte Mart,… chịu trách nhiệm chính.

Thay vì phải sử dụng mã truy xuất nguồn gốc trên sản phẩm, hàng hóa xuất hiện trên gian hàng của các nhà bán lẻ này tất nhiên sẽ phải được kiểm định rất kỹ lưỡng đảm bảo chất lượng tuyệt đối. Các quy trình kiểm định hàng hoá thường sẽ được áp dụng nghiêm ngặt và các chuỗi phân phối này đều có những tiêu chuẩn riêng. 

Vì vậy cho đến thời điểm này việc đưa QR Code lên sản phẩm ứng dụng cho việc truy xuất nguồn gốc vẫn chỉ mang tính PR và tạo sự an tâm cho khách hàng.


Không chỉ các chiến lược khai thác dữ liệu, các triển khai chi tiết chiến dịch marketing cho doanh nghiệp dựa trên định hướng dữ liệu và rất nhiều kiến thức mới xoay quanh The Master Channel sẽ được trình bày chi tiết trong cuốn sách Kênh tương tác chủ đạo The Master Channel – Tập 1.

6 chương sách lần lượt dẫn độc giả dõi bước theo cuộc hành trình phát triển đầy ấn tượng của các phương thức tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. 

Từ những hình thức sơ khai nhất đến tương tác đa chiều trong kỷ nguyên smartphone, cuốn sách sẽ mang đến câu chuyện thành công điển hình cùng các thương hiệu hàng đầu thế giới trong việc thúc đẩy doanh thu nhờ gia tăng trải nghiệm khách hàng, từ đó lí giải sự thành công của concept The Master Channel khi được ứng dụng ở hai doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam là Nutifood và CellphoneS.

Cuốn sách hiện đã có mặt tại nhà sách Fahasa, Phương Nam, Hải An, Cá Chép, gian hàng sách 24h và sàn thương mại điện tử Tiki, Shopee, Tiktok Shop hoặc bạn cũng có thể đặt mua sách nhanh chóng tại đây: https://i.o2o.vn/H767

PangoCDP

Khám phá các giá trị của PangoCDP và cách chúng tôi giúp các Marketer đạt được thành công và gia tăng sự yêu thích thương hiệu bằng việc cá nhân hóa những trải nghiệm khách hàng.

Bài Viết Liên Quan

13 Th5 2024
Hiện tại và trong những năm tới, CDP không chỉ là một phần quan trọng đối với doanh nghiệp Việt Nam mà cả thế giới. Những vấn đề và thách thức về dữ liệu được liệt kê dưới đây đều được giải quyết nhờ sự trợ giúp mạnh mẽ từ nền tảng này.
PangoCDP
13 Th5 2024
Khái niệm “The Master Channel” được khởi xướng từ đầu thập niên 2020, cấu thành từ nền tảng CDP (Customer Data Platform) và kênh tương tác Super App. Không khó để thấy được bức tranh từ quá khứ đến hiện tại và tương lai của xu hướng này
PangoCDP
13 Th5 2024
Trong nhóm sản phẩm FMCG giá trị thấp, việc tạo ra trải nghiệm giải trí qua kênh tương tác chủ đạo đóng vai trò cốt lõi trong chiến lược “top of mind” cho khách hàng.
Huong Tran
07 Th5 2024
Xây dựng các trải nghiệm với khách hàng của nhóm sản phẩm FMCG giá trị cao một cách thông minh và nhất quán chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp duy trì một cộng đồng khách hàng trung thành và giữ chân họ lâu dài.
PangoCDP
02 Th5 2024
Giảm giá, khuyến mại là hoạt động thường thấy của doanh nghiệp bán lẻ và F&B, nhưng cũng đi kèm rủi ro làm giảm giá trị thương hiệu trong mắt khách hàng nếu không được thực hiện đúng mực. Giảm giá sao cho “sang”? Giảm giá thế nào để nâng tầm trải nghiệm khách hàng? Giảm giá thế nào để không “mất giá”?
PangoCDP
13 Th5 2024
Khi doanh nghiệp chọn được kênh tương tác chính và có tỷ lệ khách hàng tương tác qua kênh này đạt trên 60% so với tổng lượng tương tác qua các kênh online thì được xem là đạt trạng thái lý tưởng.
PangoCDP