Triển khai một dự án QR Code trên sản phẩm không hề đơn giản nhưng tất nhiên kết quả nhận được khi triển khai thành công sẽ rất xứng đáng. Đội ngũ PangoCDP, với nhiều năm kinh nghiệm triển khai các dự án QR Code cho hơn 5 Doanh nghiệp lớn thuộc top doanh nghiệp đầu ngành trong phân khúc sản phẩm của họ, chúng tôi đã trải qua rất nhiều các vấn đề khó khăn vì bản chất đây là một dự án lớn có liên quan đến nhiều phòng ban khác nhau.
Khó Khăn Khi Thực Hiện QR Code Trên Sản Phẩm Tiêu Dùng Nhanh
1. In ấn trên bao bì sản phẩm
Đối với loại QR Code duy nhất, yêu cầu QR Code phải được in trên bên trong sản phẩm hoặc được che dưới lớp thẻ cào (nếu in bên ngoài) để các khách hàng chỉ có thể quét sau khi mua. Đối với phần lớn các công ty FMCG việc in ấn bao bì sẽ outsource cho bên ngoài và nhiều khả năng đối tác in ấn không sẵn sàng cho việc in bên trong sản phẩm và mỗi sản phẩm phải in một mã khác nhau.
Ngay cả khi phương án không cần phải in trực tiếp trên bao bì sản phẩm mà chỉ là in một miếng sticker bao gồm QR Code đã được phủ bạc thì thì khâu dán sticker này lên sản phẩm cũng thay đổi quy trình sản xuất. Đối với các công ty sản xuất lâu đời thì việc thay đổi một quy trình đã tồn tại hàng chục năm là điều không hề đơn giản.
2. Chi phí vận hành
Việc đưa ra phương án cho phòng tài chính kế toán để hạch toán các chi phí về khuyến mãi với hình thức online như voucher điện tử cũng là một trong những khó khăn cần giải quyết.
3. Truyền thông tạo động lực cho khách hàng quét mã QR
Khó khăn trong việc in ấn thì có lẽ việc truyền thông cũng là một vấn đề đối với các doanh nghiệp chưa triển khai dự án này bao giờ. QR Code sau khi được in lên sản phẩm sẽ phục vụ cho rất nhiều chiến dịch quảng cáo khác nhau. Tùy vào mỗi thời điểm mà phòng marketing có thể sử dụng cho các chiến dịch trúng thưởng hoặc tích lũy điểm. Ngoài ra ngân sách cho truyền thông cũng sẽ không nhỏ, các chiến dịch thay đổi để phục vụ cho việc truyền thông cho người dùng cuối về lợi ích sau khi quét QR Code. Kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu không lên kế hoạch việc này ngay từ đầu thì tỉ lệ quét QR Code là rất nhỏ và và dự án sẽ thất bại.
4. Chống gian lận
Ngoài việc đưa ra những lợi ích rõ ràng cho khách hàng quét QR Code thì việc chống gian lận cũng phải được triển khai đồng bộ. Làm sao để lợi ích đến được tay khách hàng cuối là một thử thách không nhỏ vì các đại lý, điểm bán lẻ đều có khả năng gian lận và tìm cách lấy các lợi ích này mà không báo cho Khách hàng.
5. Tích hợp hệ thống Loyalty/ CRM
Việc tích hợp hệ thống QR Code với các hệ thống Loyalty/ CRM có sẵn để thống nhất lợi ích của khách hàng về cùng một chỗ cũng là một trong những yếu tố khó khăn cuối cùng.
Lợi Ích Khi Thực Hiện QR Code
Như tiêu đề của kỳ này đã nêu ra thì các khó khăn trong việc triển khai dự án QR Code là không dễ vượt qua. Điều này cần sự quyết tâm rất lớn của Ban lãnh đạo cũng như nhóm dự án. Tất nhiên khi vượt qua được thì những lợi ích to lớn sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng tiếp theo của Doanh nghiệp.
1. Tăng dữ liệu thông tin khách hàng tiềm năng
Nhà sản xuất và phân phối FMCG sẽ có được thông tin ban đầu của khách hàng đầu cuối (end consumer) như số điện thoại, email,… từ đó sẽ có thêm các thông tin như độ quan tâm của khách hàng đối với dòng sản phẩm, vị trí Khách hàng mua hàng & quét mã… Việc có được dữ liệu của khách hàng đầu cuối là một bước tiến vô cùng quan trọng của doanh nghiệp trong việc tạo ra trên kết nối trực tiếp với khách hàng phục vụ cho nhiều mục tiêu tăng trưởng khác nhau.
2. Quản lý hệ thống
Một lợi ích khác trong việc triển khai quét mã QR đó chính là khả năng chống bán phá vùng. Các khách hàng mua trực tiếp sau khi quét mã QR Code hệ thống sẽ nhận diện được khách hàng thực sự đang ở địa phương nào. Từ đó là doanh nghiệp có thể truy xuất lại luồng đi của lô hàng có thực sự chính xác hay là hàng hóa được chuyển từ một tỉnh này sang một tỉnh khác để tận dụng ưu đãi khi phân phối.
3. Tăng trưởng doanh thu bán hàng
Lợi ích to lớn số 2 khi triển khai dự án QR Code đó là phòng Marketing sẽ có rất nhiều phương án để gia tăng doanh thu theo từng thời điểm, theo từng khu vực,… QR Code trên sản phẩm giống như là cơ sở hạ tầng để để các phòng ban, đặc biệt là marketing và kinh doanh có thể sử dụng để truyền tải rất nhiều thông điệp đến người dùng cuối và hoàn toàn có thể đo lường trực tiếp được hiệu quả cả của chiến dịch quảng cáo thông qua lượng tiêu thụ thực tế.
Một ví dụ về sản phẩm nước ngọt, khách hàng có thể bật nắp quét QR Code trúng thưởng trong tháng khuyến mãi, nhiệm vụ của marketing là truyền thông rộng rãi để các khách hàng nhận biết về chương trình và khuyến khích khách hàng quét QR Code nhiều nhất có thể. Hiệu quả của chương trình tất nhiên là có thể đo đếm được bằng số lượng khách hàng đã quét QR Code (tức là số lượng Khách hàng thực tế mua sản phẩm). Trước đây khi đẩy doanh thu bằng các chương trình khuyến mãi, các doanh nghiệp sản xuất chỉ có thể thấy được số lượng sản phẩm mua vào của các đại lý. Và lợi ích của khuyến mãi có đến tay người mua hay không vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.
4. Tạo sự hứng thú trong việc tương tác
Nếu đứng ở góc nhìn của khách hàng thì mã QR khá thú vị và khách hàng sẽ hào hứng và sẵn sàng bỏ ra một ít thời gian để có cơ hội nhận được những những lợi ích to lớn như trúng thưởng. Hoặc đơn giản là khách hàng có thể có được những thông tin hữu ích từ những mã QR Code được in trên sản phẩm.
Với kinh nghiệm triển khai các dự án QR code cho các doanh nghiệp lớn thuộc top doanh nghiệp đầu ngành trong phân khúc từ ngành FMCG đến dược phẩm, bán lẻ,… đội ngũ PangoCDP đã có được những kiến thức chuyên sâu trong việc phân tích và áp dụng QR Code trong một doanh nghiệp nói chung và các chiến dịch truyền thông marketing nói riêng. Để được tư vấn thêm về các giải pháp ứng dụng, triển khai QR Code tối ưu và tích hợp hệ thống với các hệ thống Loyalty/ CRM,…
Không chỉ các chiến lược khai thác dữ liệu, các triển khai chi tiết chiến dịch marketing cho doanh nghiệp dựa trên định hướng dữ liệu và rất nhiều kiến thức mới xoay quanh The Master Channel sẽ được trình bày chi tiết trong cuốn sách Kênh tương tác chủ đạo The Master Channel – Tập 1.
6 chương sách lần lượt dẫn độc giả dõi bước theo cuộc hành trình phát triển đầy ấn tượng của các phương thức tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Từ những hình thức sơ khai nhất đến tương tác đa chiều trong kỷ nguyên smartphone, cuốn sách sẽ mang đến câu chuyện thành công điển hình cùng các thương hiệu hàng đầu thế giới trong việc thúc đẩy doanh thu nhờ gia tăng trải nghiệm khách hàng, từ đó lí giải sự thành công của concept The Master Channel khi được ứng dụng ở hai doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam là Nutifood và CellphoneS.
Cuốn sách hiện đã có mặt tại nhà sách Fahasa, Phương Nam, Hải An, Cá Chép, gian hàng sách 24h và sàn thương mại điện tử Tiki, Shopee, Tiktok Shop hoặc bạn cũng có thể đặt mua sách nhanh chóng tại đây: https://i.o2o.vn/H767